Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Thu thuat blog Violet
Latest topics
» Xét nghiệm ADN ở Sơn La
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲ EmptyFri Nov 23 2012, 15:58 by bionet

» XÉT NGHIỆM ADN TẠI SƠN LA
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲ EmptyWed Nov 14 2012, 16:05 by bionet

» giao lưu quán Chí 25/6/2011
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲ EmptySat May 26 2012, 21:58 by angel

» ảnh gặp mặt lần 2
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲ EmptySat May 26 2012, 21:38 by angel

» sonk26
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲ EmptySat May 26 2012, 21:31 by angel

» cafek31 chào cả nhà ạ!forum đông vui quá cho em xin một chân với!
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲ EmptyFri May 25 2012, 20:59 by Hung_Vit

» Bon de tu
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲ EmptyFri May 18 2012, 03:41 by Gone

» thử
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲ EmptySat May 05 2012, 19:46 by k31_cafe_online

» rác
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲ EmptyWed May 02 2012, 12:38 by k31_cafe_online

» sờ tin lớp vinh diu :)))))
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲ EmptyFri Apr 06 2012, 14:45 by Gone

» nhanh nhanh nhanh.... Hạnh lớp nhạc...
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲ EmptyFri Apr 06 2012, 09:22 by sakura

» Vượt tường đẳng cấp
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲ EmptySun Apr 01 2012, 10:43 by Gone

Upload+image

KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲ

+4
™idLe°Fighter...♪
ÔngCốp
Gone
thuvang_73
8 posters

Go down

KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲ Empty KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲ

Bài gửi by thuvang_73 Wed Nov 03 2010, 09:34

LỜI MỞ ĐẦU

Từ trong lòng đất ẩn tàng bao nhiêu dấu tích, những bí mật hay những kỳ diệu mà nhân loại đã tác tạo. Đó là những di vật,dấu tích khai quật trong một chừng mực nhất định đã phản ánh những khái niệm của con người, là minh chứng về hình thái xã hội sinh vật, và những thành tựu thuộc về nhân loại .

CHƯƠNG I/ MỸ THUẬT THỜI NGUYÊN THỦY
Xã hội loài người thời nguyên thủy là chế độ thị tộc, mỗi thời kỳ có những đặc điểm riêng :
1.Thời Đồ Đá : Gồm đồ Đá cũ ( palêôlít ), đồ Đá giữa (medôlít ), đồ Đá mới ( neôlít ) . Thời kỳ nầy nói chung con người biết tạo ra những công cụ từ giản đơn nhất, con người còn bất lực trước thiên nhiên nên nảy sinh những tín hiệu sùng ngưỡng và dấu tích nghệ thuật bắt đầu xuất hiện . Nhìn chung ,việc miêu tả thời kỳ nầy không giống thật lắm song thật ra nó chỉ có ý nghĩa cố gắng diễn đạt nhằm cái bên trong của sự kiện xảy ra. Thời đồ đá mới, xuất hiện kỹ thuật chế tạo công cụ, sản xuất đồ gốm, xây dựng nhà ở, phát triển công xã thị tộc… Về mặt nghệ thuật, tuy không đồng đều trên phạm vi toàn trái đất nhưng cũng có những nét chung như : _ Tác phẩm tạo hình bằng đá cỡ nhỏ, tạo hình thú giống như thật, tạo hình phụ nữ thì đơn giản hơn và nghệ thuật trang trí trên các sản phẩm thì rất phát triển.
2.Thời Đồ Đồng : Xuất hiện chế độ chiếm hữu nô lệ, hình thành nhà nước có giai cấp như Ai Cập, Trung Hoa, Lưỡng Hà. Một thứ chất liệu mới thâm nhập nhanh chóng là đồng và đồng thau, đồng thời với phát triển nghệ thuật, có liên quan tới những nghi thức tín ngưỡng và ma thuật.
3.Thời Đồ Sắt : Sự xuất hiện của sắt, nói lên sự phát triển kỹ thuật và ngành luyện kim. Xã hội có sự phân hóa, sinh ra những cuộc chiến tranh . Tiêu biểu cho thời kỳ nầy là nền văn hóa Hansơtasơ (Áo), phát triển rộng đến vùng Trung và Nam Âu (thế kỷ 10 đến thế kỷ 5 TCN ) là kho tàng nghệ thuật ứng dụng, một nhóm di tích độc đáo là những thùng bằng bạc chạm dùng trong các nghi lễ.

CHƯƠNG II/ MỸ THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI :
Người ta thường gọi Ai-cập và các nước vùng Lưỡng Hà là phương Đông cổ đại. Ngày nay, nó chỉ có nghĩa ước lệ để chỉ tàn dư của thời kỳ thống trị La-mã, Ai-cập và Lưỡng Hà là hai tỉnh ở phía Đông của đất nước La-mã. Nhưng các cuộc khai quật về sau (từ thế kỷ 19-20) cho thấy phương Đông cổ đại không hẳn chỉ có hai nước đó mà còn bao gồm Palétxtin, miền bắc Xiri, miền trung thuộc Tiểu Á, miền đông (xứ Urarơtu) là vùng ngoại Cápcadơ xưa, vùng cao nguyên Iran (xứ Elam), những miền dọc sông Indu, và cả Trung Hoa cổ đại.
A/ MỸ THUẬT AI CẬP CỔ ĐẠI
Lịch sử Ai-cập cổ đại bắt đầu từ 4000 năm trước CN và kết thúc vào thế kỷIV trước công nguyên (năm 332). Đặc điểm là tất cả các công trình của Ai-cập, kể cả kiến trúc và điêu khắc phần lớn có ý nghĩa thờ cúng. Các quan niệm tín ngưỡng đã sinh ra sự chuẩn hóa các hình tượng nghệ thuật và luôn phát triển, tạo ra được nhiều hình thức độc đáo, đa dạng trong các thời kỳ lịch sử khác nhau. Trong đó xuất nhất là kiến trúc, còn các loại hình khác như hội họa, điêu khắc bị nó chi phối . Nhìn chung, đó là một nền nghệ thuật tổng hợp và hoàn chỉnh. Nghệ thuật Ai-cập có nét đặc thù riêng, khó lẫn lộn với các nền nghệ thuật khác . Về hội họa và phù điêu, người Ai-cập có cái nhìn “mặt nghiêng hay chính diện” nét tạo hình rất độc đáo, khỏe và dứt khóat. Cách sử dụng màu sắc cũng đơn giản, chỉ vài màu cơ bản như trắng –nâu, vàng –đỏ nhưng rất nhịp điệu. Trong điêu khắc, họ luôn phối hợp các khối vuông chắc, giản dị của hình kỹ hà. Các loại đồ gốm như bình , lọ bằng đất sét mang tính trang trí, chủ đề thường là phong tục chôn cất người chết, cảnh cúng lễ, làm ruộng hay bơi thuyền qua sông Nin. Các công trình là Kim Tự Tháp, tượng chân dung để thờ người chết, các Bích họa và chạm nổi , tất cả đều không sử dụng luật viễn cận, không gian, rất đồ họa .
Mỹ thuật Ai-cập cổ là một trong những nền nghệ thuật lớn đầu tiên của thế giới văn minh. Có ảnh hưởng sâu sắc đến mỹ thuật Tây Nam Á châu và Hy Lạp. Người Ai-cập, vì tín ngưỡng buộc phải nghiên cứu thực tế, và góp phần phát triển nghệ thuật đến trình độ cao . Nghệ thuật Ai-cập cổ cho ta gương sáng vế óc sáng tạo ngay trong buổi đầu, không có thời mò mẫm kéo dài .
B/ MỸ THUẬT LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI
Sau Ai-cập, khu vực thứ hai khá nổi tiếng của văn hóa phương Đông cổ đại, thuộc về những nước Tiền Á với nhiều bộ lạc khác nhau như Sumerơ, Atxiri, Xiri, Paletxtin và các quốc gia Khét, Urarơtu…Nền văn hóa cổ xưa Tiền Á là nền văn hóa các bộ lạc Lưỡng Hà (còn gọi là Mêxôpôtami, kéo dài khoảng 3.000 năm) .
Nghệ thuật Lưỡng Hà từ 4.000 đến 3.000 năm trước công nguyên là nền văn hóa của người Sumerơ . Cuối thế kỷ 22 trước CN, quốc gia của người Sumerơ – Atcát thống nhất lại, lúc nầy mang tên gọi mới là Babilôn . Rất tiếc, những di vật của thời nầy còn lại quá ít. Một trong số những di vật nổi tiếng là bức chạm nổi trên bộ luật Khammurapi khắc trên cột cao khoảng 2m bằng loại điôrit, thể hiện vua Khammurapi, tư thế đang cầu khẩn thần mặt trời và trước thần tòa án Sumnsem (thần tòa án là những hình ảnh tượng trưng : Thanh đoản kiếm và chiếc nhẫn thần.
Nghệ thuật Babilôn vào các thế kỷ VIII và VII/ TCN được xác định khi thủ đô Atxiri-Nhinevia bị rơi vào tay Babilôn, dưới triều vua Nabôpalaxarơ, cũng là thời kỳ phát triển mạnh các công trình kiến trúc. Cái còn lại có lẽ duy nhất là cổng Istarơ, xây theo thể thức một tháp canh,có vòm mái cho lối vào thường xây bằng gạch nung. Một số gạch có khắc chạm nổi hình những con sư tử , một số hình thú tượng trưng cho các vị thần, như bò và rồng. Các chạm nổi được phủ bằng một lớp men màu, nhìn chung, Babilôn thời tân đại tính chất nghệ thuật nặng về trang trí, hình ảnh vừa thực vừa hư, vắng bóng những cảnh chiến đấu hoặc cảnh thần mặt trời trao ấn, kiếm cho vua như trước.
C/ MỸ THUẬT HY LẠP CỔ ĐẠI :
Thế giới cổ đại, là một khái niệm phức tạp theo tiếng la-tinh “Anticơ” nghĩa là (cổ xưa) được các nhà nhân văn Italia thời phục hưng gọi cho nền văn hóa Hy lạp. Đến khi, người ta phát hiện ra có những nền văn minh của phương Đông cổ đại cổ xưa hơn ca văn minh Hy lạp, thì khái niệm thuật ngữ cổ đại chỉ mang ý nghĩa tương đối. Một phần liên quan khác của thế giới cổ đại là các bộ lạc ở châu Âu, châu Á và châu Phi có giao hữu lâu đời với người Hylạp-Lamã về kinh tế và văn hóa. Lịch sử mỹ thuật của thế giới cổ đại chủ yếu được xây dựng trên nguồn tài liệu của các công trình khảo cổ.
Nghệ thuật hội họa, điêu khắc, mỹ nghệ của Hylạp cổ đại có những nét tiêu biểu, xuất phát từ nghệ thuật đảo Cretơ. Đối tượng là hình tượng các thần thánh và con người siêu phàm, được thể hiện hài hòa, tỷ lệ đẹp, khả năng diễn đạt hình khối và tỷ lệ đạt đến độ hoàn chỉnh tuyệt hảo. Phù điêu và trang trí mỹ nghệ,trong bố cục có cái đẹp của nhịp điệu. Các nghệ sĩ thường là kiến trúc sư kiêm điêu khắc gia và mỗi người có phong cách riêng, có những phong cách đến ngày nay vẫn còn sử dụng. Có thể kể như Mirông, Pôliclét, Prấcxiten, Xcôpaxơ, Lêôkharơ…
Kiến trúc cổ Hylạp có ba thức chính là: Thức Đô-ric, I-ô-nic và cô-ranh-tiên. Những loại phổ biến là đền thờ, lăng mộ và hí trường như : Đền Pác-tê-nông do kiến trúc sư Ít –tê-nốt cùng nhà điêu khắc Phi-đi-át khởi công từ năm 447 đến 432 /TCN. Lăng vua Mô-xô-lơ ở Ha-li-các-nát-sơ là một công trình lớn, đẹp được người thời cổ xếp vào bảy kỳ quan thế giới. Đáng tiếc ngày nay chỉ còn là một cảnh hoang tàn. Hí trường Hy lạp cũng được xây dựng vào thế kỷ IV/ TCN , phần nhiều các hí trường bị hủy hoại, riêng hí trường Ê-pi-đô-rơ do nhà kiến trúc kiêm điêu khắc Pô-ly-cơ-le-tơ xây dựng, nay còn tương đối tốt .
Khi A-lếc-xăng-đơ-rơ đại đế mất, đế quốc Hy lạp suy yếu không chống nổi với đế quốc La mã đang lên. Thắng Hy lạp về quân sự, nhưng người La mã vẫn xem người Hy lạp là thầy về mặt văn hóa, nghệ thuật. Dĩ vãng rực rỡ của thời cổ điển Hy lạp được nghệ sĩ Hy lạp qua làm việc cho La mã kết hợp với vốn cũ Ê-tơ-ruýt-cơ của đất Ý, góp phần vào việc phát triển nền mỹ thuật La mã. Anh hưởng của mỹ thuật Hy lạp đến La mã bằng hai con đường trực tiếp và gián tiếp là khi xâm chiếm các nước chung quanh Địa Trung Hải, đế quốc La mã đã mời các nghệ sĩ Hy lạp làm việc cho họ,và vốn cũ Ê-tơ-ruýt-cơ mà La mã thừa kế cũng chịu ảnh hưởng của thời cổ ngữ Hy lạp.
Thời Hy lạp ngữ không có họa sĩ Hy lạp thiên tài như thời cổ điển, nhưng thời nầy họ đã tiếp thu kết quả của sự tìm tòi ở những thế kỷ trước và đem tài năng mình phổ biến qua La mã. Những tranh tường, tranh ghép mảnh tìm được ở Pom-pê-I là những di tích vô cùng quí giá. Đồ gốm là những chum, lọ, bình, chậu, đĩa do các họa sĩ danh tiếng vẽ với trí sáng tạo không giảm sút, cũng như thợ sứ Giang Tây (Trung Quốc) đã nâng những loại đồ dùng thường bằng sành nầy thành những tác phẩm mỹ thuật có giá trị.
D/ MỸ THUẬT LA MÃ CỔ ĐẠI :
Tuy ảnh hưởng của Hy lạp trong nền nghệ thuật của La mã, nhưng những sáng tạo của La mã vẫn tồn tại đến ngày nay, nhất là về kiến trúc. Sự sáng chế ra xi-măng, dùng gạch nung và vữa giúp cho các công trình kiến trúc quy mô ,đồ sộ như cách thức xây vòng cung, vòm mui thuyền, nóc tròn.v.v..là những bước tiến lớn. Quy hoạch thành phố, chính là thành tích kiến trúc lớn của La mã, mà ngày nay nhiều nước chưa thể làm được. Ngoài ra, xây cầu máng dẫn nước hết sức vĩ đại, hoặc ở thủ đô thì có khải hoàn môn, trụ đá chạm để kỷ niệm sự kiện quan trọng của lịch sử như khải hoàn môn Công-stăng-tanh hay trụ kỷ niệm Tơ-ra-giăng. Sự phổ biến tượng đẹp của Hy lạp làm ảnh hưởng sâu sắc đến nghệ thuật của La mã, tuy nhiên vì quan niệm thẩm mỹ và tính chất dân tộc khác biệt nên điêu khắc La mã thiên về phù điêu hơn là tượng tròn, giỏi về chân dung hơn là tác phẩm hư cấu. Hy lạp mượn đề tài thần thoại để đề cao con người, còn La mã thì lấy đề tài lịch sử để đề cao giai cấp thống trị, về điêu khắc La mã là học trò nhỏ của Hy lạp .
Hội họa La mã cũng như Hy lạp, phần nhiều là tranh tường và hình trang trí . Nhưng cái vinh dự của nền mỹ thuật La mã là những sáng tạo về kiến trúc và tượng chân dung, nhất là vai trò trung gian, chuyển tiếp giữa mỹ thuật thời cổ và thời Phục hưng về sau.
Văn hóa Hy lạp-La mã là nền tảng văn hóa Âu châu, có ảnh hưởng rộng khắp thế giới. Mỹ thuật Hy lạp lãnh phần danh dự đi tiên phong truyền bá cái đẹp, óc hiện thực, hướng nghệ sĩ học hỏi thiên nhiên, nước Ý nhận lấy nhiệm vụ phục hồi tinh hoa của trí tuệ người thời cổ và phát huy nó để đưa nền mỹ thuật đến sự bừng nở thời Phục hưng, một giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử nhân loại .
CHƯƠNG III/ MỸ THUẬT THỜI TRUNG CỔ :
Giữa các thế kỷ của sự thống trị phương thức sản xuất chủ nô và thời kỳ của chủ nghĩa tư bản là các thế kỷ trung cổ, cũng là thời kỳ hình thành, phát triển và suy tàn của xã hội phong kiến. Thời kỳ nầy, văn hóa phát triển mạnh hơn thời cổ đại : Tây Âu, Bi-dăng-tin, Nga Kiép, Irăng, An Độ, Trung Quốc… Tín ngưỡng (với nhiều đạo giáo khác nhau) chi phối con người khá mạnh ,Nó tác động rất lớn vào đời sống văn hóa và nghệ thuật, tạo ra một thứ văn hóa-nghệ thuật “nhà thờ” hay “nhà chùa”.
Từ thế kỷ IV đến TK V, trên mảnh đất Hy lạp cổ đại có một thủ đô mới là Côngxtăngtinôpôn, hình thành nghệ thuật Bidăngtin trong các khu vực của đế chế La mã phương Đông. Hình thức mới nầy hiện rõ trong nghệ thuật kiến trúc với các quảng trường, tượng các đại đế, nhà tắm công cộng…Trong hội họa và điêu khắc là tranh ghép mảnh, nghệ thuật trang trí tường nhà. Về sau đến thế kỷ VI, nghệ thuật Icôn công giáo ra đời và phát triển theo hai hướng: -Theo lối Hy lạp ngữ truyền thống.
-Theo truyền thống nghệ thuật Xri và Palétxtin.
Từ thế kỷ V đến TK VII là thời kỳ phát triển của nghệ thuật Bidăngtin và kéo dài đến thế kỷ XV, bị Thổ Nhĩ Kỳ xâm chiếm, chấm dứt một nghìn năm hình thành và phát triển với ảnh hưởng trực tiếp di sản văn hóa-nghệ thuật cổ đại, nhất là nền văn hóa Hy lạp ngữ tiền phương Đông.
Với các nước phương Tây, nhiều cuộc khởi nghĩa của nô lệ nổ ra,cuộc khởi nghĩa của Bacbarơ từ cuối thế kỷ V đến cuối TKVIII, nghệ thuật Bacbarơ giữ vai trò ưu thế trên đại bộ phận Tây Âu, đặc biệt là trên đất Pháp. Nghệ thuật của đế chế nầy được coi là “nghệ thuật Carôlin”, do không có cội rễ sâu sắc trong những điều kiện xã hội, kinh tế nên nhanh chóng sụp đổ.
-Nghệ thuật Rô-măng: Xuất hiện ở Pháp vào các thế kỷ XI và XII, ở Ý và Đức vào thế kỷ XIII. Loại hình chủ yếu của thời kỳ Rômăng là kiến trúc, hội họa hoành tráng giữ vai trò quan trọng trang trí cho các nhà thờ .
-Nghệ thuật Gô-tích : So với Rô-măng, Gô-tích có bước tiến lớn, phản ánh sự thụ cảm hiện thực có tính chất thế giới, nó xuất hiện trong thời Phục hưng, phát triển nhiều công trình kiến trúc, nhất là nhà thờ cùng với những yếu tố phong kiến, nhà thờ là những yếu tố của những nghệ sĩ vô thần; họ tạo ra những tác phẩm có tính hiện thực và sự thành lập “xưởng”.

CHƯƠNG IV/ MỸ THUẬT THỜI PHỤC HƯNG :
Trong thời Phục hưng có những cái mới, xây dựng trên nền tảng khoa học, trên cơ sở nhận thức được cái đẹp từ thiên nhiên. Họ tìm ra những định luật, nghiên cứu kỹ về con người, và các phương pháp thể hiện mới có thể tóm tắt như sau :
1. Tìm ra định luật của phép phối cảnh.
2. Quan tâm đến hình khối, sự cân đối của cơ thể con người. Trong khi tạo ra ngôn ngữ mới ấy, nghệ sĩ phục hưng dựa vào kinh nghiệm của các nghệ sĩ cổ đại, các ngành khoa học tự nhiên như quang học, hình học, giải phẫu học…
3. Trên cơ sở các môn khoa học ấy, xuất hiện lý thuyết viễn cận, lý luận về sự cân đối của cấu trúc con người và luật của ánh sáng.
4. Tìm ra chất liệu mới “sơn dầu” có khả năng ưu tú đã mang lại cho tranh nghệ thuật Phục hưng một bộ mặt mới, không chỉ ở nội dung mà còn ở phong cách nghệ thuật.
5. Song song với nghệ thuật hoành tráng, phát triển mạnh loại tranh giá vẽ trên gỗ, vải… các tác phẩm điêu khắc đồng, gốm, sành ,sứ, đá…
6. Kiến trúc phát triển, nhiều nhà cao tầng xuất hiện ở đô thị .
- Mỹ thuật Phục hưng ở Ý : Ý (Italia)là nước tư bản đầu tiên ở châu Âu. Ngay từ thời trung cổ, Ý đã có sự buôn bán, giao dịch với phương Đông (qua Địa Trung Hải). Ý sớm hình thành các cơ sở chính trị mới, từ thế kỷ XI-XIII,XVI và các năm 30-40 của thế kỷ XVI, nền văn hóa nghệ thuật Phục hưng Ý bước sang một bước ngoặc mới, bởi sự chống trả quyết liệt của bọn phản động phong kiến-nhà thờ dẫn tới sự khủng hoảng về văn hóa nghệ thuật.
Nhìn chung, thời Phục hưng là thời kỳ khoa học-kỹ thuật phát triển, ánh sáng đó đem lại niềm tin,sức mạnh và trí tuệ của bản thân mình. Đặc điểm thời Phục hưng là nhấn mạnh cái đẹp của con người, xác định bằng quan hệ số học và hình học, người nghệ sĩ Phục hưng phần lớn có năng lực toàn diện-vừa giỏi về kiến trúc , giỏi về nghệ thuật tạo hình,đồng thời am hiểu nhiều thứ khác như khoa học, âm nhạc, văn học…
Điêu khắc có sự lột tả sâu về khối, tạo sự sống động của tình cảm, y phục và cả bối cảnh; đôi khi đượm màu sắc triết lý, suy tưởng( tượng của Mikenlănggielô). Trong hội họa cũng phát triển nhiều kỹ thuật diễn tả khác nhau, màu sắc có sự hài hòa, phong phú, nhưng nó vẫn là cách dùng theo cổ điển, mãi đến khi trường phái An tượng ra đời mới có sự đổi khác.
Mỹ thuật Phục hưng Ý được các nhà nghiên cứu lịch sử mỹ thuật đương đại chia ra ba giai đoạn chính :
+ Tiền Phục hưng, từ nửa sau thế kỷ XIII – XIV
+ Phục hưng, cả thế kỷ XV ( Đônatenlô, Môdáttrô..)
+ Phục hưng cực thịnh, từ cuối thế kỷXV đến đầu thế kỷ XVI ( Léôna da vinxi, Raphaen, Mikenlănggielô, Tixiên..)
- Mỹ thuật phục hưng ở Pháp : Vào nửa đầu thế kỷ XV, Pháp trãi qua một cuộc khủng hoảng nặng nề. Nhờ cuộc nổi dậy của nhân dân mà Gianđ’A là tiêu biểu, hướng tới giải phóng đất nước, phục hồi mạnh mẽ đời sống kinh tế, chính trị và văn hóa. Những trung tâm nghệ thuật chủ yếu của Pháp là Tua và Buốcgiơ, ở đấy có Giăng Phuke(1420-1490) giỏi về chân dung, Giăng Gugiông(1510-1568)thuộc lĩnh vực điêu khắc,là người tiêu biểu.
- Mỹ thuật Phục hưng Tây Ban Nha : Từ cuối thế kỷ XV sang nửa đầu TK XVI, Tây Ban Nha phát triển nhanh cả nền kinh tế lẫn văn hóa. Đặc biệt, nền văn học rất rực rỡ, trong loại tiểu thuyết vừa phản ánh hiện thực,vừa giàu tính hài hước. “Đông kisốt” của Xécvăntexơ (1547-1616), trong tạo hình, nổi tiếng nhất là Enh Grecô (1541-1614). Nghệ thuật của Grecô phức tạp và đầy mâu thuẫn .
- Mỹ thuật Phục hưng Nhiđéclăng : Những năm đầu thế kỹ XV, với sự mở màn của nền Phục hưng Ý, một bước ngoặc trong sự phát triển nghệ thuật của các nước phương Bắc châu Âu cũng bắt đầu; đó là Nhiđéclăng, Pháp và Đức. Các họa sĩ nổi tiếng của Nhiđéclăng là Giăng van Ech (1390-1441), Rôgiê van đerơ Vâyđen (1399-1464), Pitéc Brâyghen (1525-1569).
- Mỹ thuật Phục hưng Đức : Sự xuất hiện nền văn hóa Phục hưng ở Đức chậm hơn so với Ý và cả Nhiđéclăng. Do những điều kiện lịch sử, vào thế kỷ XV vẫn còn trong chế độ Phong kiến cát cứ, nền nghệ thuật Đức vẫn quanh quẩn trong thời trung cổ, còn mang tính chất Gôtích. Giữa thế kỷ XV, xuất hiện dấu hiệu phong trào xã hội và kéo dài đến đầu thế kỷ XVI, rồi nổ ra cuộc cải cách, và cuộc chiến tranh nông dân vĩ đại, các cuộc đấu tranh ấy đoàn kết được các tầng lớp nhân dân chống chế độ Phong kiến và nhà thờ, tạo ra bước phát triển mới của lực lượng tiến bộ. Từ đó, đẻ ra chủ nghĩa nhân văn, làm cho văn học và nghệ thuật Đức sống lại . Cũng trong giai đoạn nầy, thể loại tiên tiến nhất trong nghệ thuật là hội họa và tranh khắc, xuất hiện nhiều họa sĩ nổi tiếng như: Anbe-Điurerơ(1471-1528), Máttiaxơ-Griunevan(1460-1528),Lucátxơ-Cranấckhơ(1472-1553). Hanxơ-Gônbein coi như là họa sĩ cuối cùng của nền nghệ thuật Phục hưng Đức.


CHƯƠNGV/ MỸ THUẬT THẾ KỶ XVII :
A/ Nghệ thuật Ý(Italia) : Đặc điểm chung là nó phản ánh những đặc thù của lịch sử nước nầy, mang một cái tên rất chung là : Nghệ thuật Barốccô. Tuy nhiên,nghệ thuật Ý thế kỷ XVII không nhất thống; nghĩa là song song với nó có dòng hiện thực, vốn có liên quan mật thiết với các tầng lớp có tư tưởng dân chủ.
Phong cách Barốccô, một mặt hướng tới những công trình mang tính hoành tráng, mặt khác chứa đựng những nền tảng hội họa, trang trí, kỹ thuật có sức tác động đến người xem. Điều ấy cho thấy nghệ thuật Barốccô giàu tính năng động, căng thẳng chứ không tĩnh tại như nghệ thuật Phục hưng. Barốccô theo nghĩa mới, là sự tổng hợp nghệ thuật . Điêu khắc và hội họa giữ vai trò quan trọng trong công trình, tạo cho nó có sức cô đúc, rực rỡ và kỳ vĩ . Tiêu biểu là sáng tạo của Mikenlănggielô có ý nghĩa lớn lao trong việc hình thành phong cách Barốccô. Các sử gia chia nó làm 3 giai đoạn :
- Tiền Barốccô : từ năm1580 đến cuối 1620.
- Barốccô thời cực thịnh : từ 1620 đến cuối thế kỷ 17.
- Hậu Barốccô : vào nửa đầu thế kỷ 18.
B/ Nghệ thuật Phalamăng ( Hòa Lan ) : Vào thế kỷ 17, Nhiđéclăng phát triển theo hai trường phái nghệ thuật dân tộc là Phalamăng và Hônlăng (ta quen gọi là Hòa Lan), hai trường phái nầy về cơ bản vẫn có những khác biệt nhau.
-Nghệ thuật Phalamăng cùng với tên gọi Phlânđri, ít nhiều chịu ảnh hưởng nước thống trị thời đó (Tây Ban Nha), còn Hônlăng cùng với nước đang giành độc lập ở phía Bắc Nhiđéclăng thì mang đậm tính dân tộc. Đại biểu cho tính chất đó là danh họa Rubenx (Pite Paun Rubenx 1577-1640), với tài năng ấy, ông được xem như đại diện, tiêu biểu của phong cách Barốccô. Sau Rubenx là Antônix Van Đêit (1599-1641), ngoài hai danh họa vừa nêu, Phalamăng còn có Ioócđanx (1593-1678), Đavít Teniếcx (1610-1690). v.v..
-Nghệ thuật Hòa Lan nhìn chung ở thế kỷ 17 đã thu được chiến thắng trên hai trận tuyến :
+Thiết lập được nền cộng hòa tư sản ; tạo điều kiện cho các lĩnh vực kinh tế, văn hóa phát triển.
+Đấu tranh chống nhà thờ công giáo, xác lập sự thống trị tín ngưỡng của chủ nghĩa Canvinít (chủ nghĩa hợp lý hóa), do chuyển biến thế giới quan của giai cấp tư sản đã giúp các ngành khoa học phát triển : toán, tự nhiên, triết học và luật. Chủ nghĩa hiện thực thể hiện trong đề tài và các phương pháp tạo hình, Hòa lan không chỉ đặt cho mình nhiệm vụ miêu tả đúng hiện thực các chủ đề, mà còn hướng miêu tả không gian, không khí và ánh sáng đã tạo ra các hình thể, là những tìm tòi cơ bản của trường phái hội họa Hòa lan ở thế kỷ 17. Thời kỳ nầy có Phranx Hanx, Rembrăngt… Rembrăngt thuộc thế hệ sau Hanx, nhưng lại là người khẳng định chủ nghĩa hiện thực Hòa lan. Sự sáng tạo của ông không chỉ đem lại tự hào cho Hòalan,mà còn các nước, các thời đại.
C/ Nghệ thuật Tây Ban Nha : Ở thế kỷ 17 có Hôxe Ribera, Phranxixcô Xuốcbaran, Velaxkiê. Gần như suốt thế kỷ 16, nghệ thuật nước ngoài có tác động đến nền văn hóa nghệ thuật của Tây Ban Nha, cuối TK16 bắt đầu có sự phục hưng, là thời kỳ “vàng” của nền văn học-nghệ thuật Tây Ban Nha, thành lập những trung tâm nghệ thuật : Valenxia, Xevin và Mađrít .
D/ Nghệ thuật Pháp : Trong thế kỷ nầy có nghệ thuật cung đình (Ximông Bue), Khuynh hướng hiện thực (Giắc Canlô, Valanten, Đơ Latua …), chủ nghĩa cổ điển (Nhicôla Pútxanh, Clốt Lôranh).
Giai đoạn nửa sau thế kỷ 17 : Pháp phát triển toàn vẹn nền chuyên chế và cũng là bắt đầu của sự sụp đổ nền chuyên chế nầy. Nghệ thuật là công việc của quốc gia do đó chỉ duy nhất một khuynh hướng, khuynh hướng phục vụ cung đình chủ yếu phong cách là chủ nghĩa cổ điển. Tuy nhiên, kiến trúc trong giai đoạn nầy mới thực sự giữ vị trí hàng đầu, các thể loại nghệ thuật khác chỉ có ý nghĩa hỗ trợ đắc lực mà thôi.

CHƯƠNG VI/ MỸ THUẬT CÁC NƯỚC CHÂU ÂU THẾ KỶ XVIII :
Trong lịch sử nghệ thuật các nước Tây Âu ở thế kỷ 18, là thời phát triển hàng loạt các trường phái quốc gia, dân tộc. Trong đó Pháp giữ vị trí dẫn đầu, còn Anh, Phlânđri, Hòa lan, và Tây Ban Nha chỉ có ý nghĩa trong thế kỷ 17. Riêng Ý chủ yếu theo trường phái Vơnidơ, Đức có chút ít xao động, còn Mỹ đến cuối thế kỷ 18 mới có một số thành tựu trong nghệ thuật.
-Pháp : Ở thế kỷ nấy, nghệ thuật tạo hình Pháp tựa như một bức tranh phức tạp, nền quân chủ chuyên chế tan rã, giai cấp phát triển nhanh là điều kiện cho cuộc cách mạng tư sản. Nghệ thuật tạo hình Pháp có Antoan Oáttô (1684-1721), Phrăngxoa Busê (1703-1770), khuynh hướng hiện thực trong hội họa có Giăng Batixt Ximeôn Sácđanh (1699-1779),Giăng Batix Grôdơ (1725-1805)..
-Ý : Chỉ nửa sau thế kỷ 18, mới thoát khỏi cuộc khủng hoảng kéo dài. Tuy nhiên chủ nghĩa tư bản Ý phát triển trong những điều kiện hãy còn tàn dư của phong kiến, trong khung cảnh đó Ý vẫn nghèo, vẫn là một nước lạc hậu. Phong cách kiến trúc là phong cách hậu Barốccô, đến nửa sau TK 18 khuynh hướng cổ điển mới hoàn toàn đẩy lùi Barôccô. Nghệ thuật tạo hình là trường phái Vơnidơ .
CHƯƠNG VII/ / MỸ THUẬT CÁC NƯỚC CHÂU ÂU THẾ KỶ XIX :
Thế kỷ 19 là giai đoạn phát triển cao của chủ nghĩa tư bản,một trong những hiện tượng xuất sắc của lịch sử thế giới, là bước phát triển cao của các nền văn hóa dân tộc, đặc biệt là khoa học thế giới. Văn học nghệ thuật phát triển dưới những dấu hiệu đấu tranh cho ba khuynh hướng nghệ thuật cơ bản : Chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực.
-Pháp : cuối TK 18 chủ nghĩa cổ điển là khuynh hướng dẫn đầu trong NTTH châu Âu. Chủ nghĩa cổ điển cách mạng biểu hiện tư tưởng cách mạng tư sản, trong thời gian nầy có Đavít được coi là hiện tượng lớn trong nền nghệ thuật thời cộng hòa. Nhiều họa sĩ theo khuynh hướng cổ điển, nhưng không có tư tưởng cách mạng như Đavít. Giăng Antuan Grô (1771-1835) rất có ảnh hưởng đến các họa sĩ trẻ, họ coi ông như thầy dạy của mình và là người đi tiên phong của nghệ thuật lãng mạn kiểu mới. Điêu khắc Pháp, đến cuối thập kỷ thứ ba của TK 19, khuynh hướng lãng mạn có mặt trong điêu khắc, nhưng xu hướng hiện thực vẫn có vị trí xứng đáng, nổi bật nhất là nhà điêu khắc Phrăngxoa Ruýtđơ (1784-1855) là đỉnh cao của lãng mạn cách mạng Pháp.
-Tây Ban Nha : Từ cuối TK 18 bước sang đầu TK 19, Tây Ban Nha mới thực sự có những bước phát triển đáng kể trong lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật. Nội dung tư tưởng là phong trào phục hồi tính dân tộc, mang tính chất cách mạng tư sản . Phrăngxixcô Gôia (1746-1828) là họa sĩ theo phương pháp sáng tác hiện thực với tình cảm nồng cháy, mạnh bạo . Tất cả giúp ông trở thành người mở đầu của một nền nghệ thuật mới mẻ, tiến bộ nầy không chỉ của Tây Ban Nha mà của cả châu Âu thế kỷ 19.
-Anh : Một bước tiến quan trọng là sự phát triển hội họa phong cảnh của nhóm họa sĩ ở ngoại ô một thành phố tỉnh nhỏ thuộc miền đông vào đầu TK 19. Nghệ thuật của họ dần dà trở thành một trường phái lấy tên theo địa danh họ hoạt động làm tên gọi : “trường phái Nôrích” gồm các danh họa như Đgiôn Crôm (1769-1821), Đgiôn Côngxtebơn, Đgiôdép Técne…Nghệ thuật Anh trải qua một thời kỳ tuyệt vời với sự phát triển những khuynh hướng hiện thực, những yếu tố mới góp phần xây dựng nền mống của nghệ thuật châu Âu, mà ở giai đoạn sau nầy nghệ thuật Anh không còn cái vinh dự đó nữa.
-Nghệ thuật tạo hình các nước châu Âu khác nửa đầu TK 19 : Gồm có Đức với chủ nghĩa lãng mạn,là dấu hiệu phản ứng cuộc cách mạng tư sản, chủ đề nghệ thuật chính là tranh phong cảnh lãng mạn của ba họa sĩ Philip Ottô Runghe,Caxpa Đavít Phriđric và Các Bickhen. Điêu khắc có Khrixtian Raukh. Ở Ý có Antônhiô Canôva chịu ảnh hưởng nặng điêu khắc Barốccô. Nửa sau thế kỷ 19 nghệ thuật tạo hình các nước châu Au theo khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa mà trước đây đã là một dòng độc lập trong nghệ thuật đối lập với chủ nghĩa cổ điển và chủ nghĩa lãng mạn, về sau nầy nó trở thành CN tự nhiên và CN tượng trưng. Trong thời kỳ nầy, Pháp vẫn giữ vai trò dẫn đầu trong hoạt động nghệ thuật, và Đức, Nga cũng có vị trí không nhỏ. Cuộc cách mạng 1848 tác động đến nhiều nước, nhiều dân tộc khác kể cả châu Mỹ như : Tiệp Khắc, Ba Lan, Hung Ga Ri, Bỉ, Đan Mạch, Na uy, Thụy Điển và cả ở Mỹ. Khuynh hướng hiện thực TK 19 phát triển theo hướng phê phán sự phi nghĩa của xã hội, sự bóc lột của bọn tư bản, những thói xấu của giai cấp thống trị…Thời kỳ nầy Pháp có trường phái hiện thực Bácbidông với Rútxô, Điupré, Sác Đôbinhi, Đômiê, Milê, Cuốcbê…Cuối thập kỷ của TK 19, Pháp vẫn dẫn đầu ở Tây Âu, và xuất hiện chủ nghĩa ấn tượng vào những năm 1860 (Impression) với C.Mône, Côrô, Mane, Đơga, Rơnoa…Các họa sĩ ấn tượng phát hiện sự tinh vi của ánh sáng ngoài trời sinh động, họ chăm chú vào ánh sáng và không khí mà không quan tâm đến hình khối của sự vật, kể cả nội dung tác phẩm. Do hạn chế về tư tưởng tác phẩm, CN ấn tượng chỉ tồn tại ngắn ngủi. Vào giữa những năm 1880, CN ấn tượng bị khủng hoảng, hình thành CN ấn tượng kiểu mới (Tân ấn tượng). Khác với CN ấn tượng, họ không gây “An tượng” với người xem, mà cốt khuất phục bằng phương pháp của mình là những luật vật lý, toán học như phương pháp chia nhỏ (Division), họ rơi vào lý trí và thực nghiệm chứ không theo cảm xúc, dẫn đến tận cùng của CN sơ lược và trừu tượng. Nghệ thuật hiện thực Pháp trãi qua cơn khủng hoảng ấy, một biểu hiện ra đời chậm hơn của nghệ thuật ấn tượng mà lịch sử mỹ thuật gọi là Hậu An tượng chủ nghĩa với các họa sĩ Xêdan, Vangốt và Gôganh đã gây ảnh hưởng đối với sự phát triển nghệ thuật của thế kỷ 20.

CHƯƠNG VIII/ MỸ THUẬT CÁC NƯỚC CHÂU ÂU & CHÂU MỸ TK 20 :
Bước vào TK 20, nghệ thuật có những diễn biến phức tạp bởi yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội xảy ra ở hàng loạt các nước. Chiến tranh và cách mạng đã làm thay đổi tương quan lực lượng trên phạm vi toàn thế giới giữa hai nền văn hóa tư sản và vô sản. Trong thời kỳ nầy, nghệ thuật hiện thực phát triển theo tinh thần đấu tranh cho tiến bộ xã hội, cải tạo thế giới trên cơ sở chính nghĩa, chủ nghĩa hiện thực ở TK 20 độc lập phát triển và làm phong phú cho truyền thống đó, đồng thời tìm kiếm những phương tiện tạo hình mới. Song song với CN hiện thực phê phán, CN hiện thực xã hội chủ nghĩa ra đời thể hiện nhận thức Mácxít về những quy luật phát triển, quan điểm của giai cấp (vô sản). Cuộc cách mạng tháng 10 Nga được nhiều nghệ sĩ lớn của thế giới chào đón. Trong thế chiến thứ hai, có không ít nghệ sĩ tạo hình đứng trong hàng ngũ chống CN phát xít Hítle. Ở các nước tư bản, hàng loạt nhóm và khuynh hướng nghệ thuật Môđécnít dưới sự bảo trợ của giai cấp thống trị công khai chống lại nghệ thuật hiện thực (đầu thế kỷ 20), họ từ bỏ tư tưởng dân chủ tiến bộ, coi nghệ thuật là “tự thân” phủ định thực tiễn, thu mình trong xưởng họa, giải quyết những nhiệm vụ của nghệ thuật trong “khuôn khổ”, chủ quan và đôi khi cũng rất “hình thức”. Bên cạnh đó, chủ nghĩa trừu tượng ra đời chống lại chủ nghĩa hiện thực. Như thế, nghệ thuật tạo hình ở TK 20 đầy phức tạp và nhiều mâu thuẫn .
Các trào lưu kiến trúc, khuynh hướng phục cổ, kỹ thuật mới hiện đại. Hội họa và điêu khắc theo khuynh hướng hiện thực ở Pháp, Đức, Ý , Thụy Sĩ . Khuynh hướng Môđécnít : Có chủ nghĩa dã thú (Matixơ), CN Lập thể (Bracơ, Picátxô, Phécnan Lêgiê ), CN vị lai, CN biểu tượng, CN đa đa, CN siêu thực, CN siêu hình và CN trừu tượng. Nghệ thuật tạo hình ở các nước châu Mỹ, với R. Kent là họa sĩ hiện thực. Trong đời sống nghệ thuật Mỹ vào đầu thế kỷ 20 là cuộc triển lãm ở Niu-Oóc của nhóm 8 họa sĩ thuộc CN hiện thực, đứng đầu nhóm là Rôbéctơ Henri.
-Nghệ thuật của Mếchxích : Nền văn hóa châu Mỹ cổ đại có nền nghệ thuật Mếchxích nói riêng xuất hiện khá lâu đời, là những bộ tộc sống định cư ở thung lũng Mếchxích thuộc các nền văn hóa Tôntếch, Axtếch, Maia…đã từng là những mẫu mực về CN hiện thực, về tính dân tộc. NT tạo hình Mếchxích với truyền thống cổ truyền và thành tựu hiện đại của nền nghệ thuật hoành tráng tiên tiến nhất của thế kỷ nầy, đang là một ngọn cờ cho nền nghệ thuật tạo hình mới của thế giới.

CHƯƠNG IX/ MỸ THUẬT CÁC NƯỚC PHƯƠNG ĐÔNG :
Khái niệm về thuật ngữ “Phương Đông”, “Phương Tây” cho đến ngày nay cũng chỉ có ý nghĩa tương đối. Có những nền văn minh khá lâu đời, nhưng cũng có một số nước chỉ mới phát triển trong vài ba thế kỷ trở lại đây.
A/ Nghệ thuật Ấn độ : Có một nền văn minh rất sớm, khỏang 3.000 năm trước CN , phát triển chủ yếu trên cơ sở các tôn giáo như Bàlamôn, Phật giáo, đến TK 16 có thêm đạo Hồi giáo. Kiến trúc và điêu khắc An có ảnh hưởng rất sâu rộng đến các nước Á Đông.
B/ Nghệ thuật tạo hình Trung Quốc : Là một nước có dấu tích cổ xưa nhất, lịch sử Trung Quốc trãi qua các thời kỳ :
+Thời nguyên thủy với dân tộc Hán,đến đầu năm 2.000 trước CN đã có 3 nền văn hóa là văn hóa Gôbi (từ giữa Mãn Châu Lý đến Tân Cương). Văn hóa Ngưỡng Thiều (Hồ Nam) và văn hóa Long Sơn (Sơn Đông).
+Thời nhà nước chiếm hữu nô lệ đầu tiên của Trung Quốc, với sự thống trị lần lượt của Nhà Hạ, Nhà Thương, Nhà Chu và kết thúc dưới thời Xuân-Thu.
+Xác lập xã hội Phong kiến Trung Quốc : Được chia làm 4 giai đoạn .
1. Thời Chiến Quốc- Tần – Hán ( 475-221 Tr. CN ).
2. Thời Tam Quốc, Lưỡng Tấn, Nam -Bắc triều, Tùy, Đường ( 221-907 ).
3. Thời Ngũ Đại, Tống ,Liêu, Kim, Nguyên (907-1368).
4. Thời Minh – Thanh (1368-1849).
Như vậy, xã hội phong kiến Trung Quốc kéo dài suốt 24 thế kỷ, từ 1850 trở đi, do sự xâm nhập của tư bản phương Tây, Trung Quốc bước vào thời kỳ nửa thuộc địa nửa phong kiến.
-Khái quát chung, văn hóa-nghệ thuật Trung quốc chịu ảnh hưởng của Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử, là những tư tưởng Nhập thế, Xuất thế, và thuyết Trung dung. Cạnh đó là tư tưởng Giải thoát của đạo Phật du nhập từ Ấn Độ , tư tưởng Bảo toàn của Dương Tử, thuyết Hài hòa “ Thiên-Địa-Nhân”. Những ảnh hưởng nầy có tác động sâu sắc đến kiến trúc, nghệ thuật tạo hình , trang trí, mỹ nghệ …
Sang thế kỷ 19, nhờ tiếp xúc với nghệ thuật phương Tây, nền nghệ thuật Trung quốc có sắc khí mới, xuất hiện nhiều họa sĩ giỏi như Nhiệm Bá Niên (1839-1895), Trương Triệu Hòa, Tề Bạch Thạch, Từ Bi Hồng …
Cách mạng Tân Hợi bùng nổ (1911), sự tranh quyền lực trong nước căng thẳng, và chính lúc ấy luồng gió mới Cách mạng vô sản đã đến với họ .
C/ Nghệ thuật tạo hình Nhật Bản : Do đặc điểm nước Nhật có nhiều đảo và thường xuyên bị động đất, nên kiến trúc Nhật có sự riêng biệt, phần lớn là giản dị, thanh nhã và thoáng đãng. Đồng thời đi kèm kiến trúc là thiết kế vườn hoa rất đặc sắc. Về hội họa, điêu khắc của Nhật được kể từ TK 7, thời ông hoàng Sôtôcư, là người theo và truyền bá đạo Phật, nên còn gọi là thời Nara. Tượng theo loại cổ sơ, theo kiểu chính thức Ngụy, Đường (Trung quốc) phần lớn là những tượng Phật. Hội họa nổi tiếng là những Bích họa cũng nói về Phật. Tiếp đến là thời Phugivara (TK 9- TK 12), thời Camacura (1192-1333)- có hai trường phái Canô vàTôsa, tính chất giàu hiện thực,có ảnh hưởng Trung quốc,riêng Tôsa chủ trương theo truyền thống dân tộc, trừ bỏ ảnh hưởng mỹ thuật của Trung quốc, thể hiện đề tài anh hùng lịch sử hay sự tích dân tộc.
Vào TK 17 xuất hiện trường phái Ukiôe, phát triển loại tranh khắc gỗ biểu hiện nghệ thuật và đời sống hay nghệ thuật của thế giới thực tiễn. Tranh khắc gỗ Nhật không phải nổi tiếng vì nội dung mà chính là nghệ thuật riêng của nó và lên đến đỉnh cao ở cuối TK 18-nửa đầu TK 19. Có các danh họa như : Kidônaga, Utamarô, Hôcusai, Hirôsighe…
Mỹ thuật Nhật không dừng ở đây như người ta thường nghĩ là một chặng đường vinh quang, mà sau đó mỹ thuật Nhật bản bước sang giai đoạn mới, khi giai cấp tư sản và phong kiến Nhật khởi xướng phong trào Duy tân, là giai đoạn bắt chước Tây Âu về mọi mặt.

CHƯƠNG X/ MỸ THUẬT TẠO HÌNH NGA :
Nghệ thuật tạo hình Nga chia làm hai thời kỳ :
- Mỹ thuật cổ (từ TK 10 – TK 17 ).
- Mỹ thuật cận hiện đại (các TK 18-19-và 20 ).
Đỉnh cao của nền mỹ thuật Nga là ở thế kỷ 19.
1.Mỹ thuật cổ Nga : Nhìn chung, các sáng tác mỹ thuật đều dựa vào thánh kinh, chịu ảnh hưởng của Thiên chúa giáo. Riêng hội họa còn chịu ảnh hưởng các công thức “Icôn Bidăngtin”. Mặt khác, các nghệ sĩ cổ Nga muốn tìm một cuộc sống thực, một nét gì của nước Nga, con người Nga. Họ hướng tới tư tưởng yêu nước.
Nguồn gốc ban đầu của NTTH cổ Nga là người Ucraina, người Bạch Nga là dân tộc Đông-Xlavơ, với tượng thờ thần Iđônlơ bằng đá.
Cuối TK 10, dân tộc Đông-Xlavơ có quốc gia phong kiến đầu tiên, gọi là nước Nga Kiép, có quan hệ với đế quốc Bidăngtin; từ đó tiếp thu đạo Thiên chúa. Sang TK 12, quốc gia Kiép tan rã, nhưng nghệ thuật tạo hình không có gì thay đổi. Đến TK 13, Nôvơgrốt khởi sắc lại, nhất là nghệ thuật Icôn. Tại Nôvơgrốt và Pxcốp, đã có hội họa hoành tráng và phương pháp thể hiện mới, gần gũi với hiện thực Nga. Các nghệ sĩ có : Phêôphan Gréc, Anđré Rublép…
Thế kỷ 15, Maxcơva trở thành trung tâm chung của Nga, cũng là lúc nước Nga đủ điều kiện thuận lợi để giao tiếp với các nước phương Tây và phương Đông. Giữa TK 15, Maxcơva là trung tâm của các nhà thờ công giáo phương Đông. Điện Cremli ở Maxcơva là một trong những kiểu thức kiến trúc mới. Vào TK 16, nhiều công trình kiến trúc tôn giáo được xây, nổi bật nhất là nhà thờ Pôcrốpxki (1554-1560 ). Đến TK 17, Nga xảy ra nhiều biến động lớn :
- Sát nhập hai dân tộc Ucraina và Nga, quan hệ chủ nghĩa tư bản ra đời .
- Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra đòi giải phóng chế độ nông nô.
- Tôn giáo cũng nổi loạn, chống chế độ hà khắc của nhà thờ.
Giai đoạn nầy xuất hiện nghệ thuật tranh chân dung,một N.thuật mới ở Nga.
2. Nghệ thuật tạo hình cận hiện đại Nga :
Đầu TK 18, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội họa thoát dần khỏi tôn giáo, tiếp nhận thực tế cuộc sống với những hình ảnh anh hùng ca mang nét của CN hiện thực. Vào nửa sau TK 18 nhiều nhà văn , ký giả, bác học lên tiếng chống lại chế độ chuyên chế nông nô của Sa hoàng. Một điểm mới nữa của mỹ thuật Nga vào cuối thế kỷ 18 là sự phát triển dòng nghệ thuật dân gian với hai họa sĩ tầm cỡ M.Sibanốp và I.A.Ecmenhép. Đồng thời cũng xuất hiện loại tranh phong cảnh ở bước đầu . Đến TK 19, đời sống nghệ thuật thuộc Viện hàn lâm ở Pétécbua, năm 1883 mở thêm trường Mỹ thuật ở Maxcơva. Điêu khắc cũng phát triển mạnh với khuynh hướng thể hiện tính dân tộc, tính nhân dân và hiện thực chủ nghĩa.
Năm 1870, một số họa sĩ thành lập nhóm mang tên“Nhóm họa sĩ lưu động”
như I.N.Crămxcôi, I.E.Répin, Lévitan, Siskin…Cuối TK 19,xuất hiện giai cấp công nhân, mở ra một bước ngoặt mới gắn liền với tên tuổi của V.I.Lénin .

KẾT : Nghệ thuật thế giới tựa như một kho tàng vô giá của nhân loại. Qua đó chúng ta có thể nhận biết những tiến trình cũng như sự thành tựu không giản đơn, chất chứa bao hoài bảo cho cái giá trị chân thiện mỹ vĩnh cửu trong cuộc sống. Cái giá trị thuộc con người, hết sức nhân tính mà trải qua bao thời đại, người nghệ sĩ luôn phải đấu tranh, khẳng định mình và mong mỏi vươn lên cái gì cao cả hơn cho cuộc sống.









thuvang_73
thuvang_73
Mod

Cung : Aquarius

Tham gia ngày : 30/10/2010

Tuổi : 51

Được thank : 20

Đến từ : Trường TC VHNT Sơn La


Về Đầu Trang Go down

KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲ Empty Re: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲ

Bài gửi by Gone Wed Nov 03 2010, 16:37

hic hic, đọc xong cái này chắc em chết mất KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲ 670662
Gone
Gone

Image

KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲ Admin1

Cung : Taurus

Tham gia ngày : 28/10/2010

Tuổi : 30

Được thank : 60

Đến từ : Đâu đấy


https://artsonla.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲ Empty Re: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲ

Bài gửi by ÔngCốp Wed Nov 03 2010, 18:23

dài quá cô ơi!!!
ÔngCốp
ÔngCốp

Image


Tham gia ngày : 01/11/2010

Được thank : 12

Đến từ : Sứ sở hoa anh túc


Về Đầu Trang Go down

KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲ Empty Re: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲ

Bài gửi by ™idLe°Fighter...♪ Sat Nov 13 2010, 22:49

Blakcrow đã viết:dài quá cô ơi!!!
Lần này nói thật nhỉKHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲ 641655
™idLe°Fighter...♪
™idLe°Fighter...♪

Image


Cung : Libra

Tham gia ngày : 11/11/2010

Tuổi : 33

Được thank : 6

Đến từ : Mộc Châu


Về Đầu Trang Go down

KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲ Empty Re: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲ

Bài gửi by Đành Quên Tue Nov 16 2010, 14:19

tet nam nay co' lanh k0 nhi ?
Đành Quên
Đành Quên

Image

KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲ Pictur17

Cung : Pisces

Tham gia ngày : 30/10/2010

Tuổi : 34

Được thank : 3

Đến từ : ..bẢn uÔng xÁ..


Về Đầu Trang Go down

KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲ Empty Re: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲ

Bài gửi by m0n_mEn Thu Nov 18 2010, 22:51

khong co ban? co dong. ak` . dai qua co oi
m0n_mEn
m0n_mEn

Image


Cung : Scorpio

Tham gia ngày : 13/11/2010

Tuổi : 31

Được thank : 0

Đến từ : Son La


Về Đầu Trang Go down

KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲ Empty Re: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲ

Bài gửi by Nhạt Phai Tue Nov 23 2010, 13:39

hehe may thía mình đang cần thông tin này
Nghệ thuật tạo hình Nga chia làm hai thời kỳ :
- Mỹ thuật cổ (từ TK 10 – TK 17 ).
- Mỹ thuật cận hiện đại (các TK 18-19-và 20 ).
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲ 25448"
Nhạt Phai
Nhạt Phai
Mod

Cung : Capricorn

Tham gia ngày : 30/10/2010

Tuổi : 26

Được thank : 3

Đến từ : V̶̶ô ̶C̶̶ả̶̶m


Về Đầu Trang Go down

KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲ Empty Re: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲ

Bài gửi by Gone Tue Nov 23 2010, 15:03

thế mà k cảm ơn người viết bài à KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲ 529128
Gone
Gone

Image

KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲ Admin1

Cung : Taurus

Tham gia ngày : 28/10/2010

Tuổi : 30

Được thank : 60

Đến từ : Đâu đấy


https://artsonla.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲ Empty Re: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲ

Bài gửi by LinhLan Tue Nov 23 2010, 16:19

cảm ơn bang chủ rùi nha KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲ 445573
LinhLan
LinhLan

Image

KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲ Pictur17

Cung : Taurus

Tham gia ngày : 01/11/2010

Tuổi : 35

Được thank : 1

Đến từ : Mộc Châu


Về Đầu Trang Go down

KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲ Empty Re: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲ

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết