Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Thu thuat blog Violet
Latest topics
» Xét nghiệm ADN ở Sơn La
Lý tưởng thẩm mỹ EmptyFri Nov 23 2012, 15:58 by bionet

» XÉT NGHIỆM ADN TẠI SƠN LA
Lý tưởng thẩm mỹ EmptyWed Nov 14 2012, 16:05 by bionet

» giao lưu quán Chí 25/6/2011
Lý tưởng thẩm mỹ EmptySat May 26 2012, 21:58 by angel

» ảnh gặp mặt lần 2
Lý tưởng thẩm mỹ EmptySat May 26 2012, 21:38 by angel

» sonk26
Lý tưởng thẩm mỹ EmptySat May 26 2012, 21:31 by angel

» cafek31 chào cả nhà ạ!forum đông vui quá cho em xin một chân với!
Lý tưởng thẩm mỹ EmptyFri May 25 2012, 20:59 by Hung_Vit

» Bon de tu
Lý tưởng thẩm mỹ EmptyFri May 18 2012, 03:41 by Gone

» thử
Lý tưởng thẩm mỹ EmptySat May 05 2012, 19:46 by k31_cafe_online

» rác
Lý tưởng thẩm mỹ EmptyWed May 02 2012, 12:38 by k31_cafe_online

» sờ tin lớp vinh diu :)))))
Lý tưởng thẩm mỹ EmptyFri Apr 06 2012, 14:45 by Gone

» nhanh nhanh nhanh.... Hạnh lớp nhạc...
Lý tưởng thẩm mỹ EmptyFri Apr 06 2012, 09:22 by sakura

» Vượt tường đẳng cấp
Lý tưởng thẩm mỹ EmptySun Apr 01 2012, 10:43 by Gone

Upload+image

Lý tưởng thẩm mỹ

3 posters

Go down

Lý tưởng thẩm mỹ Empty Lý tưởng thẩm mỹ

Bài gửi by Gone Wed Mar 28 2012, 13:40

Các học thuyết mỹ học trong quá khứ thường tập trung sự tìm tòi vào hai lĩnh vực chính: cái đẹp và nghệ thuật. Có thể thấy rõ điều đó trong tư tưởng mỹ học của những đại diện lớn nhất cho các giai đoạn phát triển của mỹ học nhân loại như: Platon (427 - 347 TCN), Aristote (384 - 322 TCN), Leonardo da Vinci (1452 - 1519), Diderot (1713 - 1784), Lessing (1729 - 1781), Kant (1724 - 1804), Hegel (1770 - 1831), Bielinxki (1811 - 1848), Tsecnưsepxki (1828 - 1889)…

Đối với Platon đây là nhà triết học, nhà mỹ học duy tâm nổi tiếng của Hy lạp cổ đại.ông quan niệm “Nghệ thuật chỉ là cái bóng của cái bóng”. Nghệ thuật cách xa chân lý tới ba bậc nên nó là “ảo ảnh”, không có giá trị nhận thức.

Đối với Aristote là học trò xuất sắc của Platon, nhưng về mặt tư tưởng, cơ bản ông đi ngược lại quan niệm của thầy mình. Ông cho rằng chỉ có duy nhất một thế giới vật thể tồn tại, trong đó có sự thống nhất giữa vật chất (nghĩa là bản chất bên trong) với hình thức (nghĩa là hiện tượng bên ngoài).

Qua thời trung đại, nhân loại bước sang thời Phục hưng - thời đại đã sản sinh ra những “người khổng lồ” về tư tưởng, trong đó có tên tuổi của Leonardo da Vinci - danh họa người Italia. Theo kiến giải của ông, cái đẹp tồn tại trong những thuộc tính của chính bản thân sự vật, hiện tượng, trong sự kết hợp hài hòa giữa các bộ phận, nhất là màu sắc và âm thanh của chúng. Trong cuốn Bàn về hội họa, ông khẳng định: “Chúng ta học tập tự nhiên chứ không học tập các họa sỹ khác, những người mà bản thân họ cũng chỉ là con đẻ của tự nhiên mà thôi”.

Diderot là đại diện xuất sắc cho thời Khai sáng khi nhiều vấn đề mỹ học được nghiên cứu một cách sâu sắc. ông trước sau luôn khẳng định cái đẹp vốn là thuộc tính của nhiều đồ vật, sự vật khách quan. Diderot hiểu nghệ thuật như là sự mô phỏng tự nhiên.

Người đại diện chói lọi hơn cả cho phong trào Khai sáng ở Đức là Lessing. Đó là một người có học vấn toàn diện. Dựa trên quan điểm duy vật về triết học, ông chủ trương nghệ thuật mô phỏng toàn bộ tự nhiên có thể thấy trong đó cái đẹp chỉ là một bộ phận nhỏ. Sự chân thực, biểu cảm được ông coi là những quy luật chủ yếu của nghệ thuật chân chính.


Ông tổ của nền triết học cổ điển Đức - một trong ba nguồn gốc góp phần tạo lập nên chủ nghĩa Marx - là Kant. Với ông, cái đẹp có những phẩm chất riêng, không liên hệ qua lại với cái có ích và cái thiện. Khoái cảm do cái đẹp mang lại là hoàn toàn vô tư, vô tâm.
Ông quan niệm cái đẹp có tính thiên bẩm. Ông đặt trọng tâm nghiên cứu không phải ở bản thân cái đẹp của sự vật và hiện tượng mà là những điều kiện cảm thụ chúng trong quan niệm về cái đẹp của con người.
Hegel – một trong những đại diện lớn nhất cho nền mỹ học cổ điển Đức.
với Hegel, cái đẹp nghệ thuật ưu việt hơn nhiều so với cái đẹp tự nhiên. Đặc trưng chủ yếu của cái đẹp nghệ thuật, theo ông, là sự thống nhất giữa khái niệm và hiện thực của nó mà ông gọi là tinh thần và ngoại hiện.
quan niệm “Mỹ học là khoa học về cái đẹp” tỏ ra bất cập, còn quan niệm “Mỹ học là triết học về nghệ thuật” thì lại vừa hẹp vừa mơ hồ. Hẹp vì mỹ học không chỉ nghiên cứu nghệ thuật cho dù đây là hình thái biểu hiện tập trung vào cao độ đời sống thẩm mỹ của con người. Mơ hồ vì định nghĩa chưa chỉ ra thật xác định giới hạn nghiên cứu nghệ thuật của mỹ học so với triết học và các ngành nghệ thuật học cụ thể khác. Tuy nhiên , ta có thể thấy một điều chung trong các cách luận giải về mỹ học đó là : mỹ học nó xác định lí tưởng thẩm mỹ , lí tưởng về cái đẹp.
1. Khái niệm lý tưởng thẩm mỹ
2. Trước Mác
I .Kant cho rằng lí tưởng thẩm mĩ chỉ có ở cá nhân, cũng như đã khẳng định:“ không có khoa học về cái đẹp, chỉ có sự phán đoán về cái đẹp”.
Hegel tuy có chú ý đến mặt xã hội, lịch sử của lí tưởng thẩm mĩ, nhưng ông lại tuyệt đối hóa vai trò của lí tưởng thẩm mĩ. Ông đi tìm lí tưởng thẩm mĩ ở “ý niệm tuyệt đối”, nghĩa là, theo ông lí tưởng thẩm mĩ chính là sự hoàn thiện hoàn mĩ của tinh thần trong triết học, chứ không tính đến mối tương quan xã hội.
Tsecnysevski nói: lí tưởng thẩm mĩ là cuộc sống đẹp.
Bielinski cho rằng: Lí tưởng thẩm mĩ là sự thực hiện lí tưởng – cái tiềm ẩn trong đời sống. Là cuộc sống phát triển và thắng lợi.
Những quan điểm trên chưa đầy đủ nhưng cũng góp phần kinh nghiệm trên con đường tìm kiếm bản chất của lí tưởng thẩm mĩ.
Lí tưởng thẩm mĩ theo quan điểm Mác- Lê nin:
Lí tưởng thẩm mĩ là bộ phận của lí tưởng xã hội, được hình thành theo qui luật xã hội . Nó cũng bao gồm: nhu cầu, động cơ, hứng thú, hiệu quả và thế giới quan tiên tiến.
Lí tưởng thẩm mĩ khác với lí tưởng xã hội ở chỗ nó là cái toàn vẹn – cụ thể – cảm tính, là một hình tượng (hoặc hệ thống hình tượng ) sinh động, hấp dẫn có khả năng tạo ra khoái cảm thẩm mĩ (hứng thú). Hình tượng trung tâm trong mọi hình tượng chính là mẫu người lí tưởng.
Nhu cầu của Lí tưởng thẩm mĩ là: khát vọng hoàn thiện, hoàn mĩ, sống đẹp. Động cơ mang tính cá thể, chủ quan, sinh động . Hứng thú: cảm xúc thẩm mĩ, vô tư, hướng về cái đẹp. Hiệu quả: là sự tu thiện, thanh khiết hóa tâm hồn. Thế giới quan: hình ảnh thế giới mẫu mực, hấp dẫn, tấm gương sáng ( Lưu ý : thế giới quan trong lí tưởng thẩm mĩ không tồn tại ở dạng lí thuyết, học thuyết ).
TÓM LẠI, theo mac-lenin lí tưởng thẩm mĩ là tổng thể phương hướng cơ bản của đời sống được đúc kết lại thành hình ảnh mẫu mực, cảm quan của sự hoàn thiện hoàn mĩ của con người và xã hội, là cuộc sống trên đà phát triển, là khát vọng và hành động nhằm hoàn thiện vô tận cuộc sống (endless) bằng cách giải quyết những nhu cầu, mâu thuẫn thực tại để giải phóng con người, đem lại tự do, hạnh phúc cho mọi người trên cơ sở chủ nghĩa nhân văn hiện đại. Lí tưởng thẩm mĩ bộc lộ rõ rệt và tập trung nhất trong lãnh vực nghệ thuật bằng cái đẹp và cái trác tuyệt.

3.
4. Danh từ lý tưởng biểu thị quan niệm về sự hoàn thiện bản thân con người và xã hội trong tương lai. Lý tưởng chỉ cái hiện chưa có, chưa tới, nhưng sẽ tới, sẽ có khi có các điều kiện khách quan thích hợp.
Lý tưởng không chỉ là ước mơ, là khát vọng; mà còn là niềm tin, ý chí và tri thức của con người có ý nghĩa định hướng cho hoạt động nhận thức và thực tiễn làm cho hành động của con người vươn tới một mục tiêu rõ rệt.
Xây dựng lý tưởng và đấu tranh vì lý tưởng; thì vấn đề quan trọng là lý tưởng phải trên cơ sở hiện thực cuộc sống phù hợp với qui luật vận động và phát triển của xã hội. Tính hiện thực của lý tưởng không phải là tạo nên hình ảnh tưởng tượng về khát vọng sống, về cái mong muốn; mà là những dự kiến trong tâm trí kết quả cuối cùng trong mọi hoạt động của cá nhân, của xã hội khiến cho hoạt động có tính mục đích và có khả năng tạo thành nghị lực, thành sức mạnh và thành hiện thực.
Lý tưởng chỉ đúng đắn khi nó dựa trên sự nhận thức khoa học về những mâu thuẫn, động lực và xu hướng phát triển tất yếu khách quan của xã hội; đồng thời thấy rõ những phương thức thực tiễn để thực hiện lý tưởng.
Lý tưởng một khi đã hình thành, tồn tại và phát triển thường được con người bổ sung, làm phong phú, hoàn thiện hơn về mặt nội dung. Chính vì vậy, ở mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử, lý tưởng của con người mang tính tương đối, ổn định. Tùy theo những điều kiện kinh tế – xã hội, thời đại nhất định thì lý tưởng của con người cũng có sự thay đổi, chuyển hoá biểu thị thành hệ thống các giá trị khác nhau.
Xét về hình thức, lý tưởng được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau; nhưng đều là tổng thể các phương hướng cơ bản của đời sống xã hội. Đó là lý tưởng chính trị – xã hội; lý tưởng pháp quyền, đạo đức, khoa học, tôn giáo và thẩm mỹ.
Khác với khoa học, trong quan hệ thẩm mỹ ngoài những tri thức có tính khách quan phù hợp với chân lý, nó còn bao hàm cả thái độ chủ quan của con người đối với khách thể.
Nếu cảm xúc thẩm mỹ nảy sinh từ sự cảm thụ cái đẹp trong thực tế, thì lý tưởng thẩm mỹ lại hướng tới cái đẹp trong ươc mơ và khát vọng sống của con người, nó xây dựng hình ảnh mẫu mực cảm quan về những giá trị thẩm mỹ mà con người cho rằng cần phải có và sẽ có.
Trong lý tưởng thẩm mỹ bao hàm cả sự nhận thức về cái hoàn thiện, cái đang mong muốn, cần phải có và cả tình cảm của chủ thể đối với chúng. Trong quan hệ thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ thể hiện trong hình thức cụ thể – cảm tính, toàn vẹn của một sự vật một hiện tượng, một con người nhất định hoặc một tác phẩm nghệ thuật. Ví dụ qua hình tượng Thạch Sanh, Thánh Gióng, Cô Tấm. Những hình tượng đó nói lên tình cảm yêu thương, qúy trọng của nhân dân ta đối với mẫu người lý tưởng và cũng gợi ra ở người cảm thụ lòng say mê, mến phục.
Lý tưởng thẩm mỹ biểu hiện tập trung cao nhất của nhu cầu thẩm mỹ, tình cảm thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ; hay nói một cách khác lý tưởng thẩm mỹ là giai đoạn cao nhất của nhận thức, đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ. Mọi xúc cảm, biểu tượng, phán đoán, đánh giá, cảm thụ và sáng tạo thẩm mỹ đều do lý tưởng thẩm mỹ chi phối và tập trung ở lý tưởng thẩm mỹ.
Có thể nói hoạt động nói chung và hoạt động thẩm mỹ nói riêng của con người bao giờ cũng mang xu hướng hiện thực hoá lý tưởng thẩm mỹ. C. Mác đã chỉ rõ rằng trước khi con người hành động bao giờ con người cũng hình dung trong trí tưởng tượng của mình hình ảnh của cái mà con người mong muốn đạt tới. Điều đó đã khẳng định rằng trong hoạt động của con người không chỉ cải biến dạng vật chất tự nhiên bên ngoài bằng hoạt động vật chất, mà con người còn thực hiện những mục tiêu đã định sẵn trong ý thức, trong trí tưởng tượng của họ. Và cũng như vậy, trong hoạt động thẩm mỹ, các hình mẫu về cái hoàn thiện, hoàn mỹ của lý tưởng thẩm mỹ sẽ định hướng, điều chỉnh và thúc đẩy toàn bộ quá trình đó.
Lý tưởng thẩm mỹ nói lên đặc trưng về sự hoàn thiện của các sự vật, hiện tượng của hiện thực, về lối sống của con người. Trong lý tưởng thẩm mỹ, có chứa đựng cả sự khái quát về những thuộc tính thẩm mỹ đã tồn tại của hiện thực tự nhiên và xã hội, kể cả việc đề ra mục tiêu mà hoạt động thẩm mỹ của của xã hội phải vươn tới.
Lý tưởng thẩm mỹ là tổng thể phương hướng cơ bản của đời sống được kết lại thành hình ảnh mẫu mực cảm quan về sự hoàn thiện, hoàn mỹ của con người và của xã hội, nói lên những xu hướng và qui luật của sự tiến bộ lịch sử.
Lý tưởng thẩm mỹ là sản phẩm cao nhất của ý thức thẩm mỹ. Mọi hoạt động thẩm mỹ đều nhằm thực hiện nó. Nghệ thuật đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thể hiện lý tưởng thẩm mỹ, bởi vì nghệ thuật tạo ra những hình mẫu hình tượng nghệ thuật về hiện thực hoàn thiện; đồng thời lý tưởng thẩm mỹ cũng nổi lên như là tiêu chuẩn về cái đẹp của những giai đoạn khách nhau của sự nghiệp sáng tạo thẩm mỹ của con người.
5.

2. Lý tưởng nghệ thuật
Như đã phân tích ở trên, lĩnh vực hoạt động cơ bản của lý tưởng thẩm mỹ là nghệ thuât. Lý tưởng thẩm mỹ trong nghệ thuật đóng vai trò mục tiêu sáng tạo của nghệ thuật. Vậy lý tưởng thẩm mỹ trong lịch sử phát triển của nghệ thuật như thế nào?
- Lý tưởng thẩm mỹ của nghệ thuật nguyên thủy. Đó là các nghệ thuật thành vách, các thiên thần thoại anh hùng ca tối cổ đã thể hiện lý tưởng thẩm mỹ của người nguyên thủy là lý tưởng hướng về mẫu người chiến thắng muốn tách mình ra khỏi giới tự nhiên, chinh phục lại tự nhiên. Biểu tượng con người giành được ngọn lửa thiêng trong tay thần linh, con người không còn run rẩy trước tự nhiên mà có khả năng chinh phục tự nhiên.
Khát vọng sức mạnh của con người nguyên thủy là khát vọng sức mạnh của sư tử, của sự khôn khéo một chim ưng. Tuy muốn tách mình ra khỏi tự nhiên, người nguyên thủy không muốn đổi lấy sức mạnh của mình với sức mạnh của tự nhiên, mà chỉ đem sức mạnh của mình gia nhập vào tự nhiên. Đồng thời lý tưởng thẩm mỹ của người nguyên thủy cũng còn là lý tưởng về sự phồn thực; đông con, nhiều cháu, lúa bắp đầy nương, lợn gà đầy chuồng, trâu bò đông đúc trên những thảo nguyên bao la.
- Lý tưởng thẩm mỹ của nghệ thuật cổ Hy lạp với ba hình mẫu tiêu biểu: mẫu người công dân anh hùng như Hécto, như Axin, vinh quang như thần chiến thắng. Mẫu người nhà hiền triết có tài. Người Hy lạp cổ đại không chỉ có khát vọng về sức mạnh của đường gươm của chiến trận, mà còn đánh giá cao sức mạnh của tài trí, của trí tuệ con người. Suốt muời năm trời vây thành Tơroa, biết bao anh hùng ngã xuống vẫn không vào được thành. Cuối cùng nhờ vào tài trí của Uylítxơ mà quân của Agamennông đem được con ngựa gỗ vào thành, và do đó mở được cổng thành. Cả thiên Iliát của Hôme để ca ngợi cách anh hùng đánh thành và giữa thành Tơroa. Nhưng cả thiên Ôđítxê của nhà thơ lại chỉ ca ngợi mưu trí của một Uylixơ trên đường trở về quê nhà. Nhà hiền triết có tài còn là mẫu mực như : Đêmôcrít, Platông, Arixtốt. Mẫu người: nhà quán quân thể thao. Khát vọng về con người có sức mạnh của người Hy lạp cổ đại gắn liền với nhiệm vụ rèn luyện cơ thể của con người. Người đep là người có cơ bắp cuồn cuộn có thể quật ngã sư tử, hổ, báo. Người đẹp là người có hình mẫu lý tường như hình người ném đĩa Mirôn trong hội đua tranh tài Ôlempích còn được lưu truyền đến ngày nay.
trường ca iliat
đền pathenon
- Lý tưởng thẩm mỹ của nghệ thuật trung cổ. Do xã hội phong kiến vốn có nhiều kịch tính, do đó sinh ra nhiều hình thái lý tưởng thẩm mỹ trái ngược nhau. Một mặt lý tưởng thẩm mỹ phụ thuộc vào đức tin của Thiên chúa giáo, về sự siêu thoát tâm linh về thiên đường; nhưng mặt khác ở một cực khác, cuộc sống thế tục vẫn chi phối mãnh liệt con người, mà thi cỏ ca ở thời kỳ cuối cùng của xã hội trung cổ vẫn hướng về một hình mẫu kỵ sĩ (hiệp sĩ). Một người, một ngựa, một guơm trong tim tôn thời một nàng, rồi đi khắp nhân gian, thấy việc bất bình là can thiệp.
Trung cổ phuơng Đông, do chế độ chuyên chế độc đoán, xã hội không có sự bình quyền tối thiểu, nhà vua là kẻ nắm quyền sở hữu duy nhất, có quyền thống trị tuyệt đối trên mỗi số phận con người. Ở đây lý tưởng thẩm mỹ là lý tưởng chiến thắng, lý tưởng anh hùng có sắc thái đặc biệt ít nhân đạo và có nhân tố huyền bí.

Đại học Bologna –

Trượng nhân sư
- Lý tưởng thẩm mỹ của nghệ thuật phục hưng. Trong nghệ thuật phục hưng là lý tưởng của giai cấp tư sản đang được hình thành và bước đầu phát triển. Cuộc cách mạng về văn hoá thời kỳ này tạo nên một nghệ thuật tiến bộ chống thần quyền tôn giáo, đòi giải phóng con người. Cho nên, lý tưởng thẩm mỹ thời phục hưng là lý tưởng thẩm mỹ nhân văn, nó hướng tới ba mẫu người: Mẫu người công dân anh hùng, nhưng khác với thời cổ đại Hy lạp. Bởi là con người có chiều sâu nội tâm, khổng lồ về tầm vóc, về tài tử, về năng lực sẵn sàng đón nhận mọi nhiệm vụ, mọi thử thách. Mẫu người nhà bác học, là những người khổng lồ về hiểu biết, muốn nắm hết mọi tri thức để xây dựng cuộc sống mới. Mẫu người nhà tư sản, biết làm giàu, biết mở công xưởng sản xuất và buôn bán lớn.

Trường học aten của rafaen

Davit – miken lăng giơ


La-giô-công-đơ - Tranh sơn dầu trên gỗ - Le-ô-na-đờ-vanh-xi.
- Lý tưởng thẩm mỹ của nghệ thuật cổ điển (XVII). Sự hòa hoãn của giai cấp tư sản và giai cấp địa chủ phong kiến qúy tộc thời kỳ này đã tạo nên một nghịch lý trong lý tưởng thẩm mỹ cổ điển. Cho nên, nghệ thuật cổ điển hướng đến mẫu người công dân quý tộc, đó là con người anh hùng, sẵn sàng thực hiện mọi nhiệm vụ quốc gia. Nhưng người anh hùng đó luôn tự phải giải quyết giữa một bên là tình cảm với một bên là nhiệm vụ, bên này là nghĩa và bên kia là tình. Đồng thời, chúng ta còn thấy lý tưởng dục vọng tư sản cuối cùng vẫn thắng lý tưởng công dân hiệp sĩ kiểu phong kiến đã lỗi thời.

Danh họa Cái chết của Socrate của Jaques-Louis-David

\ Cung điện Versailles
- Lý tưởng thẩm mỹ nghệ thuật khai sáng (XVIII). Đây là thời kỳ sôi động của cách mạng tư sản và của giai cấp tư sản nhằm xóa bỏ thế hoà hoãn với giai cấp địa chủ phong kiến, xoá bỏ chế độ phong kiến. Cho nên mẫu người lý tưởng thời kỳ này hướng về mẫu người hành động có lý trí, kiên nghị và đầy trách nhiệm.

Xưởng của Madame Vincent

- lý tưởng thẩm mỹ của nghệ thuật lãng mạn. Lý tưởng thẩm mỹ thời kỳ này là rất phức tạp. Nó phức tạp về thiên hướng và về sắc độ. Nó mang tính chất của nghệ thuật lãng mạn tích cực và lãng mạn tiêu cực.
Đặc điểm chung của lý tưởng thẩm mỹ lãng mạn là lý tưởng khát vọng về một cuộc sống hoàn thiện ở bên ngoài hiện thực, vượt lên trên cuộc đời thường. Đặc điểm riêng trong lý tưởng thẩm mỹ của lãng mạn tích cực là muốn đấu tranh cho tự do con người, nhưng vấn đề đặt ra của họ còn quá mơ hồ. Sống giữa thế giới bạo tàn mà họ chỉ kêu gọi lòng từ thiện và vì không đặt lý tưởng vào thực tại cuối cùng, nên nghệ thuật lãng mạn thường thiếu lòng tin vững chắc vào sức mạnh thực tế của con người. Giăng Văn Giăng tu thiện gần như trở thành thánh nhân, nhưng khi chết thì vẻ đẹp của ông chỉ còn vương lại đâu đó trên nấm mồ cô quạnh trong những chiều vàng lá rụng khôn nguôi của khát vọng của niềm mong ước. Rồi có Exmêranđa hiện ra như thiên thần trong một thế giới rách nát, còn Quadimôđô sánh bừng lên một phẩm chất đẹp bên trong qua hình hài xấu xí: chột, thọt, gù. Nhưng khi nhà văn Víchtoguygô khép cuốn tiểu thuyết “Nhà thờ đức Bà Pari”, hẳn ta cảm nhận ngay được một không gian như trùng xuống, âm u, vô vọng trong hình hài bộ xương mảnh mai đến thương hại của Exmêranđa được bộ xương thọt, gù của Quadimôđô ôm ấp nâng niu.

Caspar David Friedrich, Le naufrage

- Lý tưởng thẩm mỹ của nghệ thuật hiện thực phê phán. Do biết đặt lý tưởng vào thực tại của cuộc sống của nhân dân mà lý tưởng thẩm mỹ của nghệ thuật hiện thực phê phán có một nội dung lịch sử. Các nghệ sỹ hiện thực phê phán cố gắng tìm cách giải quyết mặt thẩm mỹ của cái đang mong muốn và cái cần phải có – cái con người có thể đạt tới như một mục đích, đích thực của cuộc sống. Các nhân vật của Bandắc, Stăngđan, Đíchken, Tônxtôi, Tsêkhốp tìm thấy con người những năng lực dự trữ và những khả năng chống lại cuộc sống tầm thường, tàn bạo. Bên cạnh sự phát hiện ra cái ác, phát hiện ra các nguyên nhân tha hóa con người, và cho dù các nhân vật của nghệ thuật hiện thực phê phán thường bị hoàn cảnh lấn át, thì đằng sau những thiên truyện của họ, vẫn toát lên vẻ đẹp bên trong và những khả năng bên trong của con người, mặc dù chưa bộc lộ đầy đủ.

“Người đàn bà xa lạ”,

Đức Chúa Jesu trên sa mạc
- Lý tưởng thẩm mỹ của nghệ thuật hiện thực xã hội chủ nghĩa. Lý tưởng thẩm mỹ hiện thực xã hội chủ nghĩa không cố gắng tìm cách giải quyết mặt thẩm mỹ của cái đáng mong muốn và cái cần phải có chỉ như một mục đích, mà tìm cách thực hiện nó trong thực tiễn cách mạng. Chính vì vậy mẫu người của nghệ thuật hiện thực xã hội chủ nghĩa là mẫu người có khả năng cải tạo hiện thực khách quan phấn đấu cho một lý tưởng cao đẹp, con người phát triển và hoàn thiện; đó là lý tưởng thẩm mỹ vừa phù hợp với giấc mơ chân chính của nhân loại, vừa dựa trên những tiền đề và cơ sở thực tế sẽ là lý tưởng thẩm mỹ phản ánh đúng xu thế tất yếu của lịch sử.

Vu-Ngoc-Vinh


ly-tran-quynh-giang

lí tưởng thẩm mỹ , đó là lí tưởng về cái đẹp và đã có một phát hiện vĩ đại nhất trong lich sử được ví như một viên ngọc quý”Tỷ lệ vàng ”


Một đoạn thẳng vàng là một đoạn thẳng chia phần theo tỷ lệ vàng: Tỷ số giữa tổng hai đoạn thẳng a + b với đoạn thẳng dài hơn abằng tỷ số giữa a với đoạn thẳng ngắn hơnb.
Trong toán học và nghệ thuật, hai đại lượng được gọi là có tỷ số vàng hay tỷ lệ vàng nếu tỷ số giữa tổng của các đại lượng đó với đại lượng lớn hơn bằng tỷ số giữa đại lượng lớn hơn với đại lượng nhỏ hơn. Tỷ lệ vàng thường được chỉ định bằng ký tự φ (phi) trong bảng chữ cái Hy Lạp nhằm tưởng nhớ đến Phidias, một nhà điêu khắc và kiến trúc sư của đền Parthenon.
Như hình bên phải, tỷ lệ vàng được biểu diễn như sau:
Phương trình này có nghiệm đại số xác định là một số vô tỷ:
Đến thời kỳ Phục Hưng, các nghệ sĩ và kiến trúc sư bắt đầu tính toán và xây dựng sao cho các tác phẩm của họ xấp xỉ tỷ số vàng, đặc biệt là trong hình chữ nhật vàng - tỷ số giữa cạnh dài và cạnh ngắn chính là tỷ số vàng. Các nhà toán học đã nghiên cứu tỷ số vàng vì tính độc đáo cũng như các đặc tính lý thú của nó.

Ф và Bí mật của vẻ đẹp hài hòa
Tỷ lệ vàng khi được áp dụng trong nghệ thuật đều mang đến cho con người 1 cảm giác đẹp hài hòa và dễ chịu một cách khó giải thích. Do đó, nó được giảng trong các môn học như nghệ thuật, kiến trúc, mỹ thuật, trang trí, hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh, vv… như là một quy luật, tương hợp kỳ lạ với óc thẩm mỹ tự nhiên của con người.
Apple vận dụng tỷ lệ vàng trong các thiết kế của mình, ngay cả trang Twitter cũng vận dụng nó, các mẫu logo của các công ty hàng đầu thế giới cũng áp dụng tỉ lệ vàng. Tờ báo mà bạn đang đọc, màn hình vi tính, thẻ tín dụng, toà nhà cao ốc, cánh hoa, lá cây – tất cả mọi thứ đều được tạo lập dựa trên một nguyên tắc, một tỷ lệ, một giá trị cân đối. Dường như Tạo hóa đang tiết lộ với chúng ta về bí mật của bản thiết kế mà Ngài đưa vào trong mỗi phần tử của vũ trụ.

Qua nhiều thế kỷ, cái đẹp tuyệt đối của nghệ thuật và óc thẩm mỹ của loài người chưa bao giờ chệch quá xa khỏi tỷ lệ kỳ bí này.
Vẻ đẹp của cơ thể con người cũng có liên quan tới số Ф. Thương của phép chia chiều cao từ đầu tới chân với khoảng cách từ rốn tới chân ≈ 1.618, thể hiện sự hài hoà cân đối của cơ thể. Chúng ta cũng có thể tìm ra kết quả tương tự trong tỷ lệ của chiều dài cái đầu với khoảng cách từ mắt tới cằm; hay tỷ lệ của khoảng cách từ mũi tới cằm trên khoảng cách từ môi tới cằm. Những tỷ lệ của gương mặt càng tiến gần tới tỷ lệ này thì gương mặt càng hài hoà cân đối. Thậm chí sở thích của chúng ta dường như cũng đã được định sẵn.
Trong một cuộc nghiên cứu nổi tiếng do Gustav Fechner tiến hành năm 1876, trong đó người ta được yêu cầu chọn một hình chữ nhật ưng ý nhất trong số một bộ các hình chữ nhật có kích thước từ một vuông đến gấp đôi. Kết quả là kích thước hình chữ nhật càng gần với hình chữ nhật vàng thì số người lựa chọn càng tăng lên. Ông còn nghiên cứu xa thêm bằng cách đo đạc tỉ lệ của các cửa sổ và cửa ra vào của các ngôi nhà, và phát hiện phần lớn chúng xấp xỉ tỉ lệ vàng. Điều đó cho thấy óc thẩm mỹ đã đưa nhân loại đến gần tỉ lệ vàng mà bản thân họ cũng không biết.

Tỉ lệ các cạnh của hình chữ nhật càng gần Ф thì càng bắt mắt.
Hình chữ nhật có chiều dài / chiều rộng = Ф được gọi là hình chữ nhật vàng
Cả loài người vẫn không thể giải thích được tại sao vô số những thực thể hữu cơ lẫn vô cơ tìm thấy trong tự nhiên lặp đi lặp lại tỷ lệ đặc biệt trên. Nguyên nhân đằng sau con số chi phối sự cân đối hài hoà và vẻ đẹp của toàn thể vũ trụ và nhân loại ấy là gì? Câu hỏi này đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của rất nhiều người trong hàng thiên niên kỷ qua, nhưng cho đến ngày nay nó vẫn tiếp tục là một điều bí ẩn.
Kích thước của cơ thể con người


Người Vitruvius theoLeonardo da Vinci
Tỉ số vàng xuất hiện ngay trong kích thước của cơ thể con người (chiều cao rốn, chiều cao toàn thân, chiều dài cẳng tay, chiều dài cánh tay …).
Nếu trong thực tế cơ thể bạn đúng theo các tỉ lệ sau đây thì chắc chắn trông rất cân đối và đẹp:
- Chiều cao / đỉnh đầu đến đầu ngón tay = Ф
- Đỉnh đầu tới đầu ngón tay / đỉnh đầu tới rốn (hoặc cùi chỏ) = Ф
- Đỉnh đầu tới rốn (hoặc cùi chỏ) / đỉnh đầu tới ngực = Ф
- Đỉnh đầu tới rốn (hoặc cùi chỏ) / chiều rộng đôi vai = Ф
- Đỉnh đầu tới rốn (hoặc cùi chỏ) / chiều dài cẳng tay = Ф
- Đỉnh đầu tới rốn (hoặc cùi chỏ) / chiều dài xương ống quyển = Ф
- Đỉnh đầu tới ngực / đỉnh đầu tới gốc sọ = Ф
- Đỉnh đầu tới ngực / chiều rộng của bụng = Ф
- Chiều dài của cẳng tay / chiều dài bàn tay = Ф
- Vai đến các đầu ngón tay / khuỷu tay đến các đầu ngón tay = Ф
- Hông đến mặt đất / đầu gối đến mặt đất = Ф
- Gọi độ dài từ rốn lên đến đỉnh đầu là x, độ dài từ rốn xuống đến chân là y. Độ dài một dang tay gọi là a. Nếu x/y = a/(x+y) = 1,618 = Ф, thì đó là thân hình của các siêu người mẫu.
Bí mật của thiên nhiên

Nếu ai đã đọc tiểu thuyết ” Mật mã Davinci” chắc sẽ có sự hình dung về sự gây ngạc nhiên của tỉ lệ vàng. Tỷ lệ vàng là tỷ lệ thể hiện trực quan của số Phi: 1.618033988749895, hoặc là một dãy số liên tục gọi là chuỗi Fibonacci.

TỶ LỆ VÀNG:
Là tỷ lệ cân đối nhất, với đặc điểm độc đáo là tương quan giữa thành phần nhỏ đối với thành phần lớn cũng bằng tương quan giữa thành phần lớn đối với thành phần tổng cộng, lớn và nhỏ– tức toàn thể và tất cả chỉ có một giá trị tương quan duy nhất: 0,6180389 hay 61,8% .
Nói một cách khác ,thành phần thứ 1 tỷ lệ với thành phần thứ 2, thành phần thứ 2 tỷ lệ với thành phần thứ 3 là tổng của hai thành phần 1&2 , và cứ thế ta có một chuỗi thành phần vô tận mà tất cả đều tuân theo một tỷ số 61,8%
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH của LE CORBUSIER:
Vẽ một hình vuông rồi chia đôi hình vuông đó ra, rồi lấy trung điểm của cạnh vuông làm tâm vẽ một cung tròn có bán kính bằng đường chéo của hình chữ nhật nửa hình vuông, sẽ giúp ta kéo dài cạnh vuông ra thành một chiều dài cân đối Tỷ Lệ Vàng với cạnh vuông. Ngoài ra ta còn có diện tích của hình vuông Tỷ Lệ Vàng với diện tích của hình chữ nhật mới hình thành bởi cạnh kéo dài.
Phương pháp LE CORBUSIER xem như có tính tổng hợp các phương pháp có trước đó, cho nên khá phong phú, toàn diện: một chiều dài hoặc một diện tích có sẵn, ta có thể tìm ra các thành phần lớn hơn và nhỏ hơn mà cân đối với nhau.
NGUỒN GỐC TỶ LỆ VÀNG:
Người ta đã phát hiện các di bút về Tỷ Lệ Vàng xuất hiện khá sớm trong các kim tự tháp ở Memphis- AI CẬP cách đây gần 300 năm.
Từ đó về sau như ta đã biết đã có khá nhiều phát hiện về sự tồn tại của Tỷ Lệ Vàng trong các hình kỹ hà tự nhiên như hình ngôi sao 5 cánh ,hình đa giác 10 cạnh… trong chuỗi số nguyên Fibonacci (người Ý) (:1,2,3,5,8,13,21,34,… thì 13/21 = 61,9% 21/34=61,76%… ngày càng tiến gần đến Tỷ Lệ Vàng với đặc điểm 8 + 13 =21 , 13+21=34…
Trong các công trình kỳ quan về kiến trúc như : quần thể kim tự tháp Cheops 233/146 + 233 = 61,48% trong đó 233m= cạnh đáy 146m= chiều cao, kim tự tháp Mikerinos: 66/180= 61,11%, trong đó 108 m= cạnh đáy, 66 m= chiều cao, dù những kích thước có bị sai lệch qua thời gian , song ta thấy chúng rất gần với Tỷ Lệ Vàng, Tháp Eiffel [184,8/300,5= 61,5% trong đó 184,8 m = chiều cao phần thân chính 300,5 m= chiều cao tháp]… và ngay trong kích thước của cơ thể con người [chiều cao rốn, chiều cao toàn thân, chiều dài cẳng tay, chiều dài cánh tay …].
Do đó tất nhiên “thước tầm” của Việt Nam với những số đo xuất phát từ kích thước của con người đều rơi vào quy luật của Tỷ Lệ Vàng: 416/266 + 416= 60,99% trong đó 416= khoảng nằm, 216= khoảng đứng (ta thấy tỷ lệ ở đây chưa chuẩn chính xác Tỷ Lệ Vàng chẳng qua cũng vì có sự chênh lệch kích thước khác nhau giữa những người thợ cả ở những vùng phường thợ khác nhau)… song tất cả chỉ có một Tỷ Lệ Vàng chuẩn mực, tuyệt diệu.



Như thế,Tỷ Lệ Vàng đã tồn tại như là một quy luật tự nhiên gắn liền với tâm lý thị giác thẫm mỹ tự nhiên của con người, con người đã phát hiện giá trị cụ thể của nó bằng toán học, hình học và cho đến ngày nay cũng chưa xác định được rõ ràng Tỷ Lệ Vàng đã xuất hiện từ lúc nào! Song có một điều mà chúng ta thấy rõ ràng, đó là: Tỷ Lệ Vàng– cây đũa thần của người kiến trúc.
KTS. NGUYỄN HỮU TRÍ- KIẾN TRÚC NHẬP MÔN, trang 33-trường ĐHKT TP.HCM- 1994

TỶ LỆ VÀNG – cách giải thích thứ 2
Nguồn: http://ohha.vn/blog/?p=174


Bí mật của thiên nhiên

Nếu ai đã đọc tiểu thuyết ” Mật mã Davinci” chắc sẽ có sự hình dung về sự gây ngạc nhiên của tỉ lệ vàng. Tỷ lệ vàng là tỷ lệ thể hiện trực quan của số Phi: 1.618033988749895, hoặc là một dãy số liên tục gọi là chuỗi Fibonacci.
Số Fibonacci còn xuất hiện trong tự nhiên một cách vô cùng phong phú. Trong ảnh dưới là phần nhị của một bông hoa cúc (Echinacea purpura).

Các phần tử nằm trên nhị hoa được sắp xếp nằm trên đồng thời vài hệ thống đường xoắn ốc, về phía trái và phải. Ở phần rìa tấm ảnh, nếu đếm số đường xoắn phải hướng ra ngoài ta sẽ được 55 đường xoắn ốc. Ở hệ thống kia ta đếm được 34 xoắn ốc. 34 và 55 là hai con số liền nhau trong dãy Fibonacci.
Dưới đây là nhị hoa hướng dương, với cách sắp xếp giống hệt như vậy:

Còn đây là một bông hướng dương lớn hơn, với các hệ thống xoắn ốc gồm 55 và 89 đường. Cả 55 và 89 đều là 2 số liền nhau trong dãy Fibonacci:

Điều tương tự cũng xảy ra ở nhị hoa nhiều loài hoa khác trong tự nhiên. Số đường xoắn ốc của các hệ thống đường xoắn ốc khác nhau của mỗi bông hoa thường xuyên là những con số thuộc dãy số Fibonacci (hoặc thuộc dãy họ Fibonacci).

Các nhị hoa lớn có thể có nhiều hệ thống đường xoắn ốc khác nhau

Ф và những quả thông
Quả thông có những đường xoắn ốc tuân theo dãy số Phibonacci khá rõ.


Quả thông này có 2 hệ đường xoắn ốc ngược chiều nhau, một hệ gồm 8 và hệ kia 13 đường. 8 và 13 là 2 số liên tiếp thuộc dãy Fibonacci
Một quả thông khác, không chỉ nhỏ hơn mà còn có các hệ đường xoắn ốc khác. Nó có 1 hệ 5 đường và 1 hệ 8 đường xoắn ốc. 5 và 8 là 2 số liên tiếp thuộc dãy Fibonacci.


Quả thông nhỏ với 2 hệ đường xoắn ốc, gồm 5 và 8 đường







Ф và các công trình kiến trúc
Tỉ lệ vàng đã được áp dụng trong các kích thước kiến trúc của các công trình nổi tiếng như đền Parthenon Hi Lạp, các kim tự tháp Giza và thậm chí của cả tòa nhà trụ sở Liên hợp quốc tại New York. Một số kiến trúc Việt Nam cũng thể hiện tỉ lệ này.
“Thước tầm” thời xưa của Việt Nam với những số đo xuất phát từ các kích thước của con người cũng tuân thủ quy luật của Tỷ Lệ Vàng. Tỉ lệ giữa “khoảng nằm” và “khoảng đứng” luôn là một số ≈ Ф, mặc dù con số ấy có sai khác đôi chút giữa các phường thợ khác nhau.

“Hình chữ nhật vàng” trong thiết kế đền thờ Parthenon tại Hy Lạp

Tháp CN tại Toronto, Canada là tòa tháp cao nhất thế giới, cũng được thiết kế theo tỉ lệ vàng. Tỉ số giữa tổng chiều cao tháp so với độ cao của đài quan sát là 553,33m : 342m = 1,618 = Ф

Kiến trúc tuyệt mỹ của thế giới – Taj Mahal – xây năm 1648, cũng chứa trong nó tỉ lệ vàng

Tháp Rùa, Hà Nội

Một công cụ hay được dùng trong nghiên cứu và ứng dụng Tỉ lệ vàng là chiếc compa Tỉ lệ vàng.


Compa tỉ lệ vàng. Ta có ABEC là hình bình hành, nên FG/GH=FB/BA= Ф
Một số kiến trúc khác có thiết kế phù hợp với tỉ lệ vàng:



Ф và Quy tắc phần ba trong nhiếp ảnh
Hằng số Ф chi phối hầu như mọi thiết kế của tự nhiên nói chung và các sinh thể nói riêng, tạo ra vẻ đẹp hài hòa. Tỉ lệ vàng là một khuôn mẫu đã đi vào sách vở và vẫn được giảng dạy cho đến ngày nay, do đó việc người ta áp dụng nó trong nhiếp ảnh là một điều dễ hiểu.

Cách dựng “hình chữ nhật vàng”
Trong nhiếp ảnh, người ta thường nói đến quy tắc phần ba: 1+0,618+1.
Các nhiếp ảnh gia giàu kinh nghiệm đều biết Tỉ lệ vàng trong việc sắp xếp bố cục, và sử dụng chúng nhuần nhuyễn một cách gần như tự động, không phải suy nghĩ. Nhưng trước khi đạt được đến trình độ ấy thì họ thường phải học hỏi và luyện tập nhiều. Dưới đây là một số bức ảnh chụp có sử dụng quy tắc này.

Khi càng đặt nhiều đường “Phi” trùng với các đường nét chính của chủ thể, thì tính hấp dẫn càng cao hơn

Như với thí dụ trên, con mắt của con ngựa được đặt ngay một “giao điểm” của “Phi”.
Một ví dụ khác, với hình trên, cách bố trí điểm “Phi” được đặt ở ngay mắt trái của chủ thể, để tạo chủ điểm hấp dẫn.

Đường chân trời được đặt ngay tại đường “Phi” trên, ngôi nhà thờ, và con đường tạo mối liên kết với nhau












Lịch sử bí ẩn của Tỉ lệ Thần thánh
Franziskanermönch Luca Pacioli di Borgo San Sepolcro (1445 – 1514) – một giáo viên toán ở Perugia, đã gọi tỉ lệ này là Tỉ lệ Thần thánh (“De Divia Proportione”) và cho ra đời 3 cuốn sách vào năm 1509. Trong cuốn đầu tiên ông chỉ nêu các vấn đề toán học. Trong cuốn thứ hai ông nêu ra sự liên quan giữa bản viết của một người La Mã là Vitruvius từ thế kỉ 1 trước công nguyên với Kiến trúc, trong đó còn nói về việc lấy tỉ lệ người như là một khuôn mẫu.
Adolf Zeising (1854) đưa ra mối liên quan giữa tỉ lệ vàng và Nghệ thuật. Ông tin chắc rằng mọi vật thể sống đều tuân theo một qui luật tự nhiên về thẩm mỹ, mà cơ bản ở đây là tuân theo Tỉ lệ vàng. Ông đã tìm kiếm và nhận thấy rằng tỉ lệ vàng có ở khắp mọi nơi. Nghiên cứu của ông đã gây tiếng vang lớn trong dư luận.
Martin Ohm (em trai của George Simon Ohm với định luật Ohm nổi tiếng) từng đưa Tỉ lệ Vàng vào giảng dạy trong một giáo trình toán. Cụm từ sectio aurea (tỉ lệ Thần thánh) cũng được đưa ra trong thời kì này.
Vào những năm đầu thế kỉ 20 xuất hiện một bài viết về quan sát tỉ lệ vàng của một người Rumani tên là Matila Costiescu Ghyka. Ông đã kết hợp giữa lý thuyết của Pacioli và nghiên cứu về thẩm mỹ của Zeising và kết luận Tỉ lệ vàng như là một bí ẩn của vũ trụ, xuất hiện khắp mọi nơi.
Trước đây người ta vẫn cho rằng một người La Mã là Vitruvius sống cách đây gần 2.100 năm đã phát minh ra tỉ lệ vàng. Tuy nhiên Tỉ lệ Vàng đã được tìm thấy trong các kiến trúc cổ xưa hơn nhiều, ví dụ “Kim tự tháp Lớn của Ai Cập”….
Cho đến ngày nay nhân loại vẫn không biết kiến thức về Tỷ lệ Vàng có từ bao giờ.

Chúng ta luôn đi tìm cái đẹp , cái đẹp tồn tại ở muôn vạn dáng vè , có thể ở nghệ thuật , có thể ở thiên nhiên hoặc là chính ở mỗi con người . lí tưởng thẩm mỹ của chúng ta hiện h có thể sẽ khác với lý tưởng thẩm mỹ của chúng ta sau này . tuy nhiên ham muốn hướng tới cái đẹp không bao giờ là cái tội . “chúng ta sinh ra trong cái đẹp và chết trong cái đẹp” .


Spoiler:
Gone
Gone

Image

Lý tưởng thẩm mỹ Admin1

Cung : Taurus

Tham gia ngày : 28/10/2010

Tuổi : 31

Được thank : 60

Đến từ : Đâu đấy


https://artsonla.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Lý tưởng thẩm mỹ Empty Re: Lý tưởng thẩm mỹ

Bài gửi by bluestar_12 Fri Mar 30 2012, 19:56

chưa đọc hết Lý tưởng thẩm mỹ 711329
bluestar_12
bluestar_12
s Mod
s Mod

Cung : Pisces

Tham gia ngày : 10/11/2010

Tuổi : 34

Được thank : 23

Đến từ : gốc tre


Về Đầu Trang Go down

Lý tưởng thẩm mỹ Empty Re: Lý tưởng thẩm mỹ

Bài gửi by Gone Fri Mar 30 2012, 21:05

cố gắng đọc hết đê Lý tưởng thẩm mỹ 959733
Gone
Gone

Image

Lý tưởng thẩm mỹ Admin1

Cung : Taurus

Tham gia ngày : 28/10/2010

Tuổi : 31

Được thank : 60

Đến từ : Đâu đấy


https://artsonla.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Lý tưởng thẩm mỹ Empty Re: Lý tưởng thẩm mỹ

Bài gửi by quach dinh dinh Sat Mar 31 2012, 23:27

bluestar_12 đã viết:chưa đọc hết Lý tưởng thẩm mỹ 711329
t la ga cong nghiep day.hehe
quach dinh dinh
quach dinh dinh

Tham gia ngày : 30/03/2012

Được thank : 0


Về Đầu Trang Go down

Lý tưởng thẩm mỹ Empty blustar_12

Bài gửi by quach dinh dinh Sat Mar 31 2012, 23:31

dai khung khiep!!! nhung no se giup t nhieu day. 'thanh kiu' na
quach dinh dinh
quach dinh dinh

Tham gia ngày : 30/03/2012

Được thank : 0


Về Đầu Trang Go down

Lý tưởng thẩm mỹ Empty Re: Lý tưởng thẩm mỹ

Bài gửi by Gone Sun Apr 01 2012, 10:35

dưới cùng bài viết có khung SPOILER: thì click vào đấy để mà download file đầy đủ nhé, đây chỉ là 1 phần thôi. mà viết bài có dấu giùm đi, atack code vietkey rồi mà cũng lười viết có dấu.
Gone
Gone

Image

Lý tưởng thẩm mỹ Admin1

Cung : Taurus

Tham gia ngày : 28/10/2010

Tuổi : 31

Được thank : 60

Đến từ : Đâu đấy


https://artsonla.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Lý tưởng thẩm mỹ Empty Re: Lý tưởng thẩm mỹ

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết